Hoạt động của ngành

Xây dựng chương trình du lịch giáo dục tại Thừa Thiên Huế

Cập nhật: 31/03/2020 07:50:14
Số lần đọc: 818
Du lịch giáo dục là một trong những loại hình du lịch phổ biến hiện nay và sự cần thiết của nó trong thị trường du lịch gia tăng từng ngày. Nhiều quốc gia trên thế giới đã coi du lịch giáo dục như là một trong những nguồn thu nhập chính của họ.

Thuật ngữ du lịch giáo dục đề cập đến bất kỳ "chương trình mà một nhóm người tham gia đi đến một địa điểm với mục đích chính là tham gia vào việc học tập kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến địa điểm tham quan du lịch, điểm đến du lịch". Du lịch giáo dục thường là sự kết hợp của một số loại hình du lịch khác như du lịch sinh thái, du lịch di sản, du lịch nông thôn/trang trại và trao đổi sinh viên giữa các cơ sở giáo dục

Du lịch giáo dục và lợi ích của du lịch giáo dục với phát triển bền vững

Du lịch giáo dục có thể tránh được một phần lớn tác động tiêu cực của du lịch. Khi một du khách đến thăm một điểm đến du lịch, họ phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến giao tiếp, văn hóa, an toàn… Để tránh những vấn đề trên, du lịch giáo dục có thể là một lợi ích để giảm thiểu các vấn đề tiêu cực vì nó liên quan đến trao đổi văn hóa và hợp tác giữa những người khác nhau của các quốc gia khác nhau. Do đó, du lịch giáo dục là một quá trình học tập thực tế cùng với sự an toàn và an ninh của khách du lịch/người tham gia.

Du lịch giáo dục sẽ chỉ mang lại lợi ích nếu những người tham gia nhận được lợi ích. Đối với điều này, các học viên cố vấn và các nhà tổ chức phải ghi nhớ sự phù hợp hoàn hảo giữa các yếu tố môi trường của 3 Es - Đó có thể là môi trường lớp học/hướng dẫn, môi trường sống ở nơi cư trú, cung cấp học tập. Giáo dục môi trường là một quá trình học tập làm tăng kiến ​​thức và nhận thức của người dân về môi trường và các thách thức liên quan, phát triển các kỹ năng và chuyên môn cần thiết để giải quyết các thách thức, thúc đẩy thái độ, động lực và cam kết đưa ra quyết định sáng suốt và thực hiện các hành động có trách nhiệm trong môi trường.

Tiềm năng phát triển du lịch giáo dục tại Huế

Tại Thừa Thiên Huế hiện nay có 6 điểm tham quan có thể phát triển các sản phẩm du lịch giáo dục gồm: Đại học Huế, Trường Quốc học, Trường Hai Bà Trưng, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, Văn Miếu - Quốc Tử Giám tại Huế, và Văn Thánh.

Những điểm tham quan trên không những có giá trị về mặt giáo dục mà còn có giá trị về lịch sử và văn hóa, giúp cho việc khai thác các điểm tham quan trên có tính khả thi cao. Nếu thiết lập các điểm trên vào chương trình du lịch thì khách du lịch ngoài việc trải nghiệm về văn hóa, lịch sử, du khách sẽ được truyền cảm hứng cho việc học tập mà còn lan tỏa tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc.

Đề xuất chương trình du lịch giáo dục tại Huế

Huế - vùng đất Cố đô có rất nhiều địa điểm học nổi tiếng, là nơi đào tạo của nhiều bậc kỳ tài. Tour “du lịch giáo dục Huế” sẽ là một trong những bước đột phá của du lịch thành phố Huế nói riêng và trên cả nước nói chung. Căn cứ theo các tiềm năng du lịch giáo dục tại Huế có thể phát triển các chương trình sau: “Huế - Chiếc nôi tri thức”, “Huế - Thương nhớ ngàn năm”, “Huế - Xưa và Nay”.

Đối tượng phù hợp nhất đối với chương trình du lịch giáo dục là học sinh, sinh viên nhằm giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước và hiếu học. Hơn nữa, chính sách ưu đãi vé cho học sinh, sinh viên cũng là điểm lợi thế cho các doanh nghiệp khai thác chương trình du lịch này.

Các yêu cầu cần thiết để phát triển du lịch giáo dục tại Huế

Ngoài những địa điểm đã chỉ ra, có thể lồng ghép, kết hợp các điểm tham quan khác hay các bảo tàng. Hiện nay, học sinh, sinh viên chưa có thói quen tham quan bảo tàng, còn hạn chế trong việc tiếp cận các giá trị về di sản, lịch sử, giáo dục nên cần xây dựng chương trình cho nhóm đối tượng học sinh từ tiểu học đến đại học, có thể đưa vào chương trình học tại trường học.

Tour du lịch giáo dục cần tăng cường trải nghiệm cho khách du lịch bằng các hoạt động tìm hiều, trao đổi và có thể tham gia các trò chơi nhỏ như đố vui để kích thích sự tò mò, hứng thú tìm hiểu và khám phá; đồng thời góp phần khiến hoạt động tham quan trở nên có ý nghĩa, phù hợp với mục đích của chương trình du lịch giáo dục.

Việc quảng bá, truyền thông là rất quan trọng và cần coi đó là một trong những việc làm trọng tâm nhằm thúc đẩy giới thiệu và quảng bá sản phẩm du lịch giáo dục.

Chương trình du lịch giáo dục là một chương trình nhằm thay đổi cách tiếp cận tri thức và tăng sự trải nghiệm để người tham gia dễ dàng tiếp nhận tri thức cũng như tiếp cận một cách đa chiều và sâu sắc hơn, không chỉ là học lý thuyết mà còn học từ chính những trải nghiệm thực tiễn.

Tài liệu tham khảo

1. Lam, J. M. S., Ariffin, A. A., & Ahmad, A. (2011). Edutourism: Exploring the push–pull factors in selecting a university. International Journal of Business and Society, 12(1), 63–78.

2. Paul, W. (2010). Educational tourism: Understanding the concept, recognising the value. Tourism Insights, Vol. 3 No.1. Visit Britain/Tourism Together.

3. World Tourism Organization (2012). Retrieved from. http://themis.unwto.org/ (Accessed April, 2012)

4. Joyce, P. (2012). Educational tourism empowerment: Implications for flexible learning and digital equity. Pittman. Journal of Tourism Hospitality, 1(4).

5. Lam, J. M. S., Ariffin, A. A., & Ahmad, A. (2011). Edutourism: Exploring the push–pull factors in selecting a university. International Journal of Business and Society, 12(1), 63–78…

ThS. Nguyễn Thị Ngọc Cẩm
ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga

Nguồn: vtr.org.vn

Cùng chuyên mục