Non nước Việt Nam

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn

Cập nhật: 15/01/2010 14:01:51
Số lần đọc: 2620
Dân tộc Pà Thẻn có khoảng trên 5.000 người sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Bắc Quang (Hà Giang) và Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Ở đây vẫn còn lưu giữ nhiều lễ hội và phong tục từ xưa để lại, trong đó có lễ hội nhảy độc đáo, mang đậm nét huyền bí, hoang sơ.

Về với đêm hội

 

Lễ nhảy lửa thường được tổ chức vào cuối năm, khi thời tiết đang bước vào thời kỳ khắc nghiệt nhất của mùa đông. Đống lửa sẽ giúp mang lại sự ấp áp, mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật. Để bắt đầu một lễ hội nhảy lửa phải có một thầy mo đến làm lễ cầu thần linh, thời gian làm lễ kéo dài 1-2 giờ trước khi lễ hội nhảy lửa được bắt đầu.

 

Xem thầy mo làm lễ

 

Khi thầy mo gõ vào đàn và làm lễ cúng, từng thanh niên sẽ ngồi đối diện với thầy mo. Đó chính là lúc “nhập đồng” cho người nhảy lửa. Sau đó anh ta nhảy vào đống lửa mà không có cảm giác bỏng rát hay sợ hãi gì. Mỗi người thường nhảy lửa trong vòng 3-4 phút, sau đó tiếp tục làm lễ “nhập đồng”. Một người có thể tham gia nhảy nhiều lần, qua đó thể hiện sức mạnh, sự khéo léo và nhanh nhẹn của mình. Nhảy lửa chỉ dành cho nam giới và những chàng tai này luôn nhận được sự thán phục, ngưỡng mộ của mọi người.

 

Ngồi ở một đầu chiếc ghế dài và thấp, tay giơ cao, hai bàn tay nắm hai đầu thanh gỗ dài chừng 1m, chính giữa mỗi thanh gỗ là một cây đinh nhọn và có một sợi dây kim loại nối hai đầu thanh gỗ. Thầy cúng hạ tay. Phập. Cây đinh cắm ngập vào chiếc ghế dài, chia nó thành hai nửa: một nửa dành cho thầy cúng, nửa kia dành cho người sẽ nhảy vào lửa. Tiếng rì rầm khi to khi nhỏ phát ra đều đều từ miệng thầy cúng đồng thời với tiếng “tanh, tanh, tanh” từ chiếc dùi tre vót cẩn thận được ông gõ lên thanh kim loại, tay kia cầm đàn tràng. Nghi lễ này có nghĩa rằng thầy mo đang báo cáo tổ tiên về cuộc vui chơi này, sau đó đi tìm thần lửa và thần nước để xin phép. Nếu hai thần đồng ý hợp tác với nhau thì có thể nhảy vào lửa. Nếu thần không đồng ý, ông phải đi mời lại từ đầu. Những người đàn ông trẻ tuổi dần tụ lại xung quanh thầy cúng, mặt họ ngoảnh về phía đống lửa, đầy vẻ phấn khích. Lửa cháy mỗi lúc một lớn, giọng thầy cúng gấp gáp, hối hả, tiếng “tanh tanh tanh” nhanh dần, hối thúc. Ông Phùng Láo Tả, 50 tuổi (một người đã trên 10 lần nhảy lửa) cho biết: Khi đã nhập ma thì nhảy sẽ không thấy nóng và nhảy rất say. Nếu ma không nhập sẽ không thể nhảy được.

 

Nhảy lửa Pà Thẻn – Đêm thần bí và sôi động

 

Nhiều thanh niên Pà Thẻn bắt đầu tuj tập xung quanh thầy mo và lần lượt thay nhau ngồi lên đầu chiếc ghế dài. Trong phút chốc, họ rung bần bật, người cúi xuống v à bắt đầu nhảy lên từng lần một, cùng lúc bằng cả hai chân. Họ bắt đầu từ việc đưa tay vào bới đống lửa. Bất ngờ hơn nữa, họ đã nhảy hẳn vào đống lửa và lại nhảy ra trong tiếng hò reo cuồng nhiệt của mọi người. Than đỏ văng tứ tung. Ngọn lửa lại bốc cao ngùn ngụt boiử những tàn than đỏ đang bay lên. Cụ Hoa Văn Tải, 80 tuổi người Pà Thẻn cho biết: Chỉ có nam giới mới được tham gia nhảy lửa, còn phụ nữ thì không. Người Pà Thẻn tin rằng, một khi nhảy vào lửa, phụ nữ sẽ nhảy nhót suốt bảy ngày đêm không dừng lại được. Không chỉ riêng người Pà Thẻn, mà bất cứ người đàn ông nào cũng có thể nhảy vào lửa miễn là thầy mo đã cúng và nhập cho họ một sức mạnh nào đó. Sức mạnh của thần linh sẽ che chở và bảo vệ họ không bị bỏng. Lễ hội nhảy lửa đạt đến độ vui nhất khi mà tất cả những người đứng xem đều bị cuốn theo, tự nhiên cảm thấy mình có sức mạnh và cứ thế, nhảy vào đống lửa mà không hề cảm thấy cái nóng.

 

Trong khi thanh niên nhảy lửa, thầy mo vẫn tiếp tục làm lễ với tiếng nhạc mo vẫn tiếp tục làm lễ với tiếng nhạc đều đều huỳen bí lẫn với lời khấn lầm rầm. Đồng bào Pà Thẻn cho rằng, thời gian nhảy trên lửa của họ tùy theo sức mạnh được thần linh ban cho. Khi hết sức mạnh, họ tự bị đẩy ra khỏi đống lửa, trở về ngồi lễ và lại lắc lư trong tiếng nhạc, chờ thần linh ban sức mạnh cho đợt nhảy mới.

Nguồn: Tạp chí Du lịch

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT