Hành trang lữ khách

Thiền viện Trúc lâm An Giang sẽ là điểm đến lí tưởng

Cập nhật: 13/08/2020 14:08:54
Số lần đọc: 1213
Thiện viện Trúc lâm nằm trong quần thể du lịch Khu di chỉ văn hóa Óc Eo, lòng hồ Ông Thoại… Do đó, khi hoàn thành sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với du khách thập phương và Phật tử.
Thiền viện Trúc lâm An Giang tọa lạc tại ấp Đông Sơn 1, thị trấn Núi Sập (Thoại Sơn) với tổng diện tích khoảng 11ha được xây dựng với lối kiến trúc truyền thống của Phật giáo gồm hai khu nội viện và ngoại viện. Khu nội viện có diện tích 4ha trên núi gồm thiền đường, tăng đường...
 
Điểm nổi bật của khu nội viện là phía bên trái có ngôi bảo tháp 13 tầng, bên phải là tượng đài Bồ Tát Quan Âm cao 63m. Khu ngoại viện diện tích khoảng 7ha bên lòng hồ số 2 với cổng tam quan, chánh điện, nhà tổ, hội trường, thiền đường, lầu chuông, lầu trống... trên tổng thể hài hòa nơi chốn non nước hữu tình, núi xanh mây trắng làm say đắm lòng người.
 
Thiền viện Trúc lâm An Giang nối dòng Thiền viện Trúc lâm Yên Tử với sự khai sáng của nhà vua Trần Nhân Tông vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các tăng, ni, phật tử chuyên tâm tu thiền; vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh tín ngưỡng của Nhân dân; vừa tạo thêm cảnh quan du lịch sinh thái cộng đồng góp phần lưu giữ và phát huy những nét văn hóa, nhứng giá trị đạo đức của tiền nhân, nhất là tiếp nối tư tưởng dòng thiền Trúc Lâm.
 
Thiền viện Trúc lâm An Giang sẽ mở ra những tuyến tour du lịch mới đối với ngành du lịch không riêng của huyện Thoại Sơn mà còn rộng ra quy mô toàn tỉnh.
 
Du khách và phật tử hành hương ở các tỉnh ĐBSCL, TP.HCM và cả nước khi đến với An Giang có thể ngao du một vòng bằng đường bộ rất thuận tiện và dễ dàng.
 
Từ trung tâm TP. Long Xuyên vào trung tâm huyện lỵ Thoại Sơn – nơi tọa lạc của Thiền viện Trúc lâm An Giang chỉ 23 km theo đường Tỉnh lộ 943. Rồi từ đây, du khách tiếp tục vào Tri Tôn, Tịnh Biên và hướng về Châu Đốc – Núi Sam rồi trở về TPLX và ngược lại.
 
Hiện Thiền viện Trúc lâm An Giang đang trong giai đoạn gấp rút hoàn thành nhằm thỏa niềm vui mong đợi của tăng, ni, phật tử đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tâm linh làm mạnh của nhân dân quanh vùng, làm nền tảng thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội và là điểm nhấm khơi dậy tiềm năng du lịch ở địa phương.
Nguồn: Báo Dân Trí

Cùng chuyên mục