Thanh Hóa: Lập hồ sơ di sản văn hoá thế giới hang Con Moong trình UNESCO
Hang Con Moong thuộc địa phận xã Thành Yên, huyện Thạch Thành và nằm trong vùng đệm của vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình). Đây là di chỉ khảo cổ học được phát hiện vào năm 1975. Kết quả khai quật, nghiên cứu cho thấy Hang Con Moong là nơi quần cư liên tục, phát triển qua ba tầng văn hóa Sơn Vi, Hoà Bình, Bắc Sơn với điển hình nổi bật về việc định cư truyền thống của loài người cùng bước phát triển từ săn bắt hái lượm sang trồng trọt sơ khai, chuyển từ hang động ra cư trú ngoài trời tạo bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử nhân loại. Hiện di tích được khoanh vùng bảo vệ 4.839.861 m², trong đó có 3.881.948 m² thuộc khu vực bất khả xâm phạm.
Tại hội nghị ý kiến của các nhà khoa học, đại diện hai tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình cho rằng cần mở rộng không gian khảo sát, nghiên cứu, đặt di chỉ hang Con Moong trong không gian văn hóa khu vực, gắn kết với vườn quốc gia Cúc Phương. Theo đó cùng với việc làm rõ giá trị lịch sử văn hóa, chứng cứ đặc biệt của hang Con Moong trong nền văn minh nhân loại phải tín cử các di tích vệ tinh, tiếp cận sự đa dạng sinh học vốn của của vườn quốc gia Cúc Phương và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Ninh Bình, ủng bộ của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong quá trình tổ chức thực hiện. Phía Thanh Hóa đã chủ động lập dự án, triển khai thu thập tư liệu, điều tra, thám sát khảo cổ học, xử lý sơ bộ các di tích, di vật, phục chế hình dáng ban đầu, phân tích mẫu, tiến hành nghiên cứu tổng hợp để xúc tiến biên soạn chuyên đề, hồ sơ xếp hạng di sản hang Con Moong trong không gian văn hóa vùng nhằm tiếp cận các tiêu chí đề nghị UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới.