Du lịch Bình Thuận và bài toán về nguồn nhân lực
Trải qua 15 năm phát triển, ngành du lịch Bình Thuận đã khẳng định được vị thế và trở thành “thủ đô” resort của cả nước. Tuy nhiên, bài toán về nguồn nhân lực vẫn luôn làm đau đầu các doanh nghiệp du lịch của miền đất này.
Đáp ứng sự phát triển nhanh của ngành du lịch Bình Thuận, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này cũng có sự phát triển đáng kể tăng bình quân hàng năm trên 20%. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu; đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh du lịch thiếu; chất lượng lao động nghiệp vụ còn nhiều hạn chế; lao động chưa được đào tạo chiếm tới 45%.
Nguyên nhân dẫn đến việc thiếu hụt nguồn nhân lực có nhiều, nhưng dễ dàng nhận thấy ngành du lịch Bình Thuận vướng vào hoàn cảnh “thừa thầy, thiếu thợ." Các doanh nghiệp mới ra đời liên tục khiến tình trạng thiếu hụt nhân lực vốn đã khó khăn, càng trở nên chông chênh hơn.
Không chỉ thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng tốt trong lĩnh vực du lịch, tình trạng “nhảy việc” của không ít nhân viên quản lý lành nghề, tình trạng “chèo kéo” nhân viên không lành mạnh giữa các doanh nghiệp du lịch cũng là một thực trạng khiến bài toán nhân lực cho ngành du lịch nơi đây càng trở nên nan giải.
Hiện trên địa bàn Bình Thuận, các doanh nghiệp, cơ sở du lịch phát triển ồ ạt. Với hơn 400 dự án đầu tư du lịch vào địa phương, hơn 50% đã đi vào hoạt động, việc thiếu hụt nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu là điều không thể tránh khỏi.
Ông Trần Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch, cho rằng thực trạng yếu và thiếu nhân lực trong ngành du lịch Bình Thuận còn bắt nguồn từ việc không thích nghi kịp với sự phát triển. Nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo về du lịch cũng không ít, tuy nhiên chất lượng đào tạo cũng còn nhiều vấn đề.
Với nhân lực ngành du lịch, ngoại ngữ là một trong những yêu cầu quan trọng, nhưng hiện nay việc dạy và học ngoại ngữ với người làm du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Đó cũng là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp “lắc đầu” từ chối người đến xin việc.
Theo dự báo phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2015, tỉnh sẽ thu hút khoảng bốn triệu lượt khách, trong đó có khoảng 500.000 lượt khách quốc tế. Cũng vào thời điểm đó sẽ có khoảng 200 khách sạn, resort với 12.000 phòng, 150 nhà nghỉ du lịch với 2.000 phòng; có 25 doanh nghiệp lữ hành, tám cơ sở vui chơi giải trí hoạt động với nhu cầu 18.000 lao động trong ngành du lịch.
Để giải bài toán nhân lực, hơn 50 doanh nghiệp đang hoạt động du lịch tại Bình Thuận đã có nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm tìm giải pháp.
Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch, để đáp ứng yêu cầu chất lượng phục vụ du lịch cùng việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho người lao động trong doanh nghiệp, công tác đào tạo huấn luyện tại chỗ là loại hình cần được quan tâm do hiệu quả mang lại của loại hình này sát với yêu cầu công việc.
Nhiều doanh nghiệp đã phải thuê thầy từ nơi khác về tận nơi đào tạo, hoặc vài doanh nghiệp liên kết lại để đào tạo nghề cho chính nhân viên của họ. Đi đầu trong lĩnh vực này phải kể đến những thương hiệu Novotel, Việt-Pháp, Seahores, Mũi Né nhỏ, Làng Tre...
Đây cũng là một trong những giải pháp trước mắt để giải quyết bài toán nhân lực cho ngành du lịch Bình Thuận. Về lâu dài, các doanh nghiệp cần chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo du lịch để có được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và chất lượng cao phục vụ ngành du lịch./.
Nguyên nhân dẫn đến việc thiếu hụt nguồn nhân lực có nhiều, nhưng dễ dàng nhận thấy ngành du lịch Bình Thuận vướng vào hoàn cảnh “thừa thầy, thiếu thợ." Các doanh nghiệp mới ra đời liên tục khiến tình trạng thiếu hụt nhân lực vốn đã khó khăn, càng trở nên chông chênh hơn.
Không chỉ thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng tốt trong lĩnh vực du lịch, tình trạng “nhảy việc” của không ít nhân viên quản lý lành nghề, tình trạng “chèo kéo” nhân viên không lành mạnh giữa các doanh nghiệp du lịch cũng là một thực trạng khiến bài toán nhân lực cho ngành du lịch nơi đây càng trở nên nan giải.
Hiện trên địa bàn Bình Thuận, các doanh nghiệp, cơ sở du lịch phát triển ồ ạt. Với hơn 400 dự án đầu tư du lịch vào địa phương, hơn 50% đã đi vào hoạt động, việc thiếu hụt nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu là điều không thể tránh khỏi.
Ông Trần Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch, cho rằng thực trạng yếu và thiếu nhân lực trong ngành du lịch Bình Thuận còn bắt nguồn từ việc không thích nghi kịp với sự phát triển. Nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo về du lịch cũng không ít, tuy nhiên chất lượng đào tạo cũng còn nhiều vấn đề.
Với nhân lực ngành du lịch, ngoại ngữ là một trong những yêu cầu quan trọng, nhưng hiện nay việc dạy và học ngoại ngữ với người làm du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Đó cũng là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp “lắc đầu” từ chối người đến xin việc.
Theo dự báo phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2015, tỉnh sẽ thu hút khoảng bốn triệu lượt khách, trong đó có khoảng 500.000 lượt khách quốc tế. Cũng vào thời điểm đó sẽ có khoảng 200 khách sạn, resort với 12.000 phòng, 150 nhà nghỉ du lịch với 2.000 phòng; có 25 doanh nghiệp lữ hành, tám cơ sở vui chơi giải trí hoạt động với nhu cầu 18.000 lao động trong ngành du lịch.
Để giải bài toán nhân lực, hơn 50 doanh nghiệp đang hoạt động du lịch tại Bình Thuận đã có nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm tìm giải pháp.
Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch, để đáp ứng yêu cầu chất lượng phục vụ du lịch cùng việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho người lao động trong doanh nghiệp, công tác đào tạo huấn luyện tại chỗ là loại hình cần được quan tâm do hiệu quả mang lại của loại hình này sát với yêu cầu công việc.
Nhiều doanh nghiệp đã phải thuê thầy từ nơi khác về tận nơi đào tạo, hoặc vài doanh nghiệp liên kết lại để đào tạo nghề cho chính nhân viên của họ. Đi đầu trong lĩnh vực này phải kể đến những thương hiệu Novotel, Việt-Pháp, Seahores, Mũi Né nhỏ, Làng Tre...
Đây cũng là một trong những giải pháp trước mắt để giải quyết bài toán nhân lực cho ngành du lịch Bình Thuận. Về lâu dài, các doanh nghiệp cần chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo du lịch để có được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và chất lượng cao phục vụ ngành du lịch./.
Nguồn: TTXVN