Thừa Thiên Huế: Phố đồi Thủy Xuân phát triển du lịch
Đã từ lâu, con đường Huyền Trân Công Chúa được mệnh danh là xóm hương hoa với nghề làm hương bán cho khách du lịch. Cái xóm hương hoa ngày nào bây giờ có thể gọi là phố hương hoa với những gian hàng bán hương, bán tranh bèo và cả nhiều loại sản phẩm du lịch khác cho khách.
Có thể thấy, những dịch vụ phục vụ du lịch đã làm thay đổi diện mạo của nhiều khu dân cư vùng đồi này. Có điều nhiều hàng quán mở ra nên sự cạnh tranh ngày một gay gắt hơn. Xóm hương hoa cũng không là ngoại lệ. Chị Hoàng Thị Ngọc Bích- chủ một hàng quán trên trục đường này cho biết: “ Ngày trước phải nói là làm ăn dễ, khách du lịch rất thích những hàng lưu niệm ở đây. Nhưng do nhiều hàng quán bán giá đắt đỏ, họ đã rút kinh nghiệm sau những chuyến du lịch nên việc làm ăn ngày một khó…”
Nghề làm hương ở Thủy Xuân |
Ở phường Thủy Xuân, nghề làm hương, giác trầm đã trở thành nghề chính của nhiều gia đình. Đây là một cơ sở làm hương ở đường Hoài Thanh. Theo chủ cở sở là bà Lê Thị Lành thì gia đình đã làm nghề này suốt 20 năm nay và chính nghề làm hương đã mang lại kinh tế khá giả cho gia đình. Ngày nay, nghề làm hương đã được trang bị thêm máy móc hiện đại vừa đỡ cho công người lại vừa cho ra sản phẩm đẹp hơn, chất lượng hơn để bán cho khách du lịch. Bà Lành cho biết thêm: “ Nghề làm hương này không chỉ đơn thuần là một nghề kinh doanh mà nó gắn liền với chữ hiếu của đạo Phật nên gia đình chúng tôi luôn đặt chũ tín lên hàng đầu. Có lẽ chính vì chất lượng của hương mà chúng tôi sản xuất nên sản phẩm làm ra được tiêu thụ rất nhanh…”Hai câu chuyện của hai người dân phường Thủy Xuân cho thấy để phát triển du lịch cái đầu tiên phải đặt chữ tín lên hàng đầu…
Từ đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của phường Thủy Xuân; thành phố Huế đã xác định hướng đi của phường phía tây này là Du lịch sinh thái nhà vườn. Tiềm năng lợi thế của Thủy Xuân thì đã rõ khi trên địa bàn có các di tích như Lăng vua Tự Đức, Lăng vua Đồng Khánh và trên 50 ngôi chùa… Không gian nhà vườn đồi của Thủy Xuân cũng là một nét đặc trưng rất riêng mà ở đó khách du lịch có thể cảm nhận được cảm giác quê trrong phố, phố trong quê. Vấn đề bây giờ là làm sao liên kết được cả hệ thống du lịch từ di tích- chùa chiền- nhà vườn- ngành nghề thủ công và chính cuộc sống của người dân. Ông Đồng Sỹ Toàn- Chủ tịch UBND phường Thủy Xuân, TP Huế nói: “ Tới đây phường đã có phương án xây dựng hệ thống bản đồ giới thiệu du lịch của phường và xây dựng điểm dừng xe tại Lăng Tự Đức… Đây là những điều kiện cần để Thủy Xuân phát triển du lịch…”
Thủy Xuân đã là phố đồi của Huế và là địa bàn thường xuyên lui tới của khách du lịch. Nhưng làm sao để sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như nghề làm hương, giác trầm, nghề làm mức gừng, nấm mối… trở thành dịch vụ phục vụ cho du lịch, nâng cao hơn nữa thu nhập cho người dân thì cần phải có chờ thời gian và sự quan tâm của chính quyền ở đây. Một ý tưởng nữa mà phường Thủy Xuân sẽ thực hiện đó là quy hoạch cho hệ thống kiến trúc nhà vườn làm sao đó không phá vỡ cấu trúc nhà vườn, xây dựng nhà phải có mái và hạn chế tối đa việc tách thửa…Đây là những vấn đề đặt ra để Thủy Xuân sẽ là một Đà Lạt thu nhỏ trong lòng thành phố Huế…
Từ đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của phường Thủy Xuân; thành phố Huế đã xác định hướng đi của phường phía tây này là Du lịch sinh thái nhà vườn. Tiềm năng lợi thế của Thủy Xuân thì đã rõ khi trên địa bàn có các di tích như Lăng vua Tự Đức, Lăng vua Đồng Khánh và trên 50 ngôi chùa… Không gian nhà vườn đồi của Thủy Xuân cũng là một nét đặc trưng rất riêng mà ở đó khách du lịch có thể cảm nhận được cảm giác quê trrong phố, phố trong quê. Vấn đề bây giờ là làm sao liên kết được cả hệ thống du lịch từ di tích- chùa chiền- nhà vườn- ngành nghề thủ công và chính cuộc sống của người dân. Ông Đồng Sỹ Toàn- Chủ tịch UBND phường Thủy Xuân, TP Huế nói: “ Tới đây phường đã có phương án xây dựng hệ thống bản đồ giới thiệu du lịch của phường và xây dựng điểm dừng xe tại Lăng Tự Đức… Đây là những điều kiện cần để Thủy Xuân phát triển du lịch…”
Thủy Xuân đã là phố đồi của Huế và là địa bàn thường xuyên lui tới của khách du lịch. Nhưng làm sao để sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như nghề làm hương, giác trầm, nghề làm mức gừng, nấm mối… trở thành dịch vụ phục vụ cho du lịch, nâng cao hơn nữa thu nhập cho người dân thì cần phải có chờ thời gian và sự quan tâm của chính quyền ở đây. Một ý tưởng nữa mà phường Thủy Xuân sẽ thực hiện đó là quy hoạch cho hệ thống kiến trúc nhà vườn làm sao đó không phá vỡ cấu trúc nhà vườn, xây dựng nhà phải có mái và hạn chế tối đa việc tách thửa…Đây là những vấn đề đặt ra để Thủy Xuân sẽ là một Đà Lạt thu nhỏ trong lòng thành phố Huế…
Nguồn: NetCoDo