Non nước Việt Nam

Đặc sắc chợ phiên Sông Đà

Cập nhật: 13/12/2011 11:30:31
Số lần đọc: 3676
Họp phiên chính nhằm các ngày mồng 5, 15 hay 25 hàng tháng, lấy mặt Sông Đà làm nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa, người dân sống hai bờ sông thuộc địa phận các tỉnh Sơn La, Hòa Bình hay Phú Thọ có thể mua sắm các vật dụng thiết yếu cho gia đình hay các chàng trai, cô gái thỏa thê mua cho mình những thứ đồ yêu thích...

Đứng trên bờ nhìn xuống chợ phiên sông Đà họp tại khu vực bản Nhạn, xã Tạ Khoa, Bắc Yên, Sơn La.

Không biết có từ bao giờ, chỉ biết từ ngày xuất hiện những ngôi nhà sàn cùng những người dân sông đôi bờ Sông Đà là người ta đã thấy các lái dong thuyền bán hàng. Cũng chính nhờ các phiên chợ đó mà người dân sống hai bờ sông đã có thể mua sắm các vật dụng thiết yếu cho gia đình hay các chàng trai, cô gái thỏa thê mua cho mình những thứ đồ yêu thích...

 

Đã trở thành quy định của những người lấy mặt Sông Đà làm nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa, cứ vào các ngày mồng 5, 15 hay 25 hàng tháng là người ta lại bắt gặp hình ảnh những phiên chợ trên sông thuộc địa phận các tỉnh Sơn La, Hòa Bình hay Phú Thọ.

 

Thật tình cờ trong chuyến công tác tại Sơn La, chúng tôi đã được tham dự chợ phiên Sông Đà, được chiêm ngưỡng cảnh mua bán, trao đổi hàng hóa tấp lập.

 

Gọi là chợ phiên Sông Đà nghe có vẻ khiêm tốn nhưng ở đây có đủ các mặt hàng mà các khu chợ trung tâm tại các thành phố lớn buôn bán. Thậm chí, tại những phiên chợ này còn có những món hàng mang đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc mà dưới xuôi khó bắt gặp như các mặt hàng thổ cẩm, sản phẩm cá tươi Sông Đà... 

Các bà, các chị xuống chợ với trang phục truyền thống dân tộc tuyệt đẹp

Những người lấy dòng Sông Đà làm nơi trao đổi, buôn bán hàng hóa đến từ khắp các tỉnh, trong đó nhiều nhất là các thương lái tỉnh Sơn La, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hải Phòng, Nam Định. Thương lái mỗi tỉnh có những mặt hàng, sản phẩm đặc trưng riêng. Trong đó, tỉnh Sơn La, Hòa Bình chủ yếu hàng thổ cẩm, thịt, cá; Hải Phòng, Nam Định là các mặt hàng quần áo, giầy dép hay các mặt hàng khô...

 

Anh Mùa A Tủa, bản Rừng Tre, xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên (Sơn La) cho biết: Mình tham gia chợ phiên này cũng đã gần 10 năm rồi. Sản phẩm của mình chủ yếu là hàng thổ cẩm hay các loại nông cụ do chính người dân tộc Mông làm ra đó là dao.

 

Thương lái ở các chợ phiên Sông Đà đa phần thuê lại một khoảng “ki ốt” trên các thuyền lớn của các chủ thuyền. Số còn lại tự sắm thuyền nhỏ hơn vừa kiêm chở hàng vừa bán hàng. Các thương lái ở chợ phiên này, người ít cũng có thâm niên 5 năm, nhiều cũng trên 20 năm theo đuổi nghề buôn bán ở các chợ phiên Sông Đà.

 

Bà Cà Thị Ngươi, huyện Thuận Châu (Sơn La) chia sẻ: Mình không có điều kiện sắm thuyền thì thuê một góc để hàng của các chủ thuyền. Chợ họp ở đâu thì mình trải áo mưa bày bán trên bờ. Đến cuối phiên chợ lại đóng đồ theo thuyền tới điểm khác. Mọi sinh hoạt ăn uống đều lênh đênh theo những chuyến chợ phiên... Cứ vậy mà cũng đã 20 năm rồi.

Nguồn: Báo Giáo dục Thời đại

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT