Non nước Việt Nam

Bánh dày – Nét văn hoá truyền thống của Tết người Mông

Cập nhật: 11/09/2008 11:09:17
Số lần đọc: 1953
Trong cái lạnh giá của Tết ở bản Mông, bạn được ngồi sưởi ấm bên bếp lửa, thưởng thức vị thơm, dẻo của món bánh dầy (món bánh không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Mông) và cảm nhận những nét đẹp độc đáo trong phong tục tập quán - nét văn hoá rất riêng của họ, chắc hẳn bạn cũng sẽ có cảm giác thật ấm áp khó quên!

Bạn sẽ rất ấn tượng khi được xem người Mông làm bánh dầy nhất là khi cầm váo chiếc bánh cứng như đá (vì cái lạnh ở nơi đây), nhưng khi bạn đem nướng chiếc bánh trên than củi hoặc đem rán, chiếc bánh sẽ trở nên mềm dẻo và thơm ngon lạ kỳ…! Tôi đã đựoc xem người Mông làm bánh và cảm nhận ở đó sự độc đáo không chỉ bởi nét văn hoá ẩm thực rất riêng mà còn chứa nét đẹp của sức mạnh và sự đoàn kết cộng đồng!

 

Món bánh dày truyền thống của Tết người Mông, được làm từ thứ gạo nếp nương thơm, dẻo mà người Mông trồng ở  mảnh đất tốt nhất. Từ chiều 30 Tết, nhà nào cũng đồ những phản cơm thật to để giã bánh. Lượng bánh làm nhiều, để đủ dùng trong cả tháng ăn tết của người Mông.

 

Những người tham gia giã bánh dầy thường là những người đàn ông khoẻ mạnh, lực lưỡng. Họ tập hợp thành 1 nhóm khoảng chục người thay nhau dã. Dã hết nhà này rồi lại đi nhà khác tạo nên một không khí tết vui nhộn, ấm cúng. Những người phụ nữ người Mông cũng tham gia dã bánh, nhưng họ chỉ tham gia cho vui, bởi họ không có sức khoẻ bền bỉ như nam giới mà món bánh dầy lại đòi hỏi phải dã khi sôi nóng vừa sới ra và phải dã liên tục không được để cho bánh nguội. Nếu để nguội, sẽ rất khó dã và bánh khô cứng, không dẻo nhuyễn. Tiếng chầy dã xuống phải mạnh đến mức xuyên qua độ dẻo của bánh đến nền cối gỗ, tạo nên âm thanh “cộp, cộp” mới đạt dã chuẩn.

Nguồn: Báo Hoà Bình

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT