Đắk Nông: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2016 - 2020
Ảnh minh họa. Nguồn: dantri.com.vn
Nội dung thực hiện của đề án gồm 4 phần: Điều tra, khảo sát về di sản cồng chiêng, đầu tư trang thiết bị; xây dựng các tư liệu về cồng chiêng; thực hành trong cộng đồng; giới thiệu và quảng bá.
UBND tỉnh Đắk Nông giao Sở VHTTDL tỉnh điều tra số lượng, chất lượng, nguồn gốc, chủ chiêng để lập hồ sơ từng bộ và lên phương án quản lý; đồng thời, thu thập các bài chiêng có nguy cơ mai một để bảo tồn, gìn giữ, truyền dạy lại; hỗ trợ kinh phí, mua cấp trang thiết bị văn nghệ dân gian cho đội văn nghệ của huyện, thị; xây dựng tư liệu về cồng chiêng để phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như phục vụ dạy và học; tổ chức các lớp giảng dạy diễn tấu cồng chiêng trong đồng bào M’Nông, Ê Đê, Mạ.
Không gian văn hóa cồng chiêng là một trong những di sản quý giá của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, đã được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hơn 10 năm qua, tuy gặp phải nhiều khó khăn nhưng công tác bảo tồn, gìn giữ di sản này đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Vì vậy, trong giai đoạn tới, việc triển khai thực hiện đề án trên một cách hiệu quả chính là góp phần thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy tốt hơn nữa giá trị độc đáo của di sản này./.