Non nước Việt Nam

Nét ẩm thực làng cổ Đường Lâm qua những địa danh

Cập nhật: 22/12/2008 14:12:32
Số lần đọc: 2003
Trong tâm thức của người dân xứ Đoài, nói đến Đường Lâm người ta thường liên tưởng đến địa danh như: "Kẻ mía", "một ấp hai vua". "Kẻ mía" gợi lại câu chuyện truyền thuyết về sự ra đời của cây mía gắn liền với cuộc đời và lòng thương dân của người con gái xinh đẹp con vua Hùng Vương thứ 6 bên Cố đô cổ Phong Châu - Công chúa Mỵ-ê.

Một góc làng cổ Đường Lâm

Một góc làng cổ Đường Lâm

Theo các cụ cao niên trong xã kể lại, xưa người nông dân trong xã chỉ sinh sống bằng nghề làm ruộng, hái củi, kiếm cá và buôn bán nhỏ, về ăn uống, ngày xưa cơm gạo ở Đường Lâm cũng khan hiếm như các xã quanh vùng nhưng bù lại vùng đất bán sơn địa ấy cũng ban cho con người sự cần cù chịu khó, tần tảo sớm hôm nắng mưa, những đặc sản như: mía, mật, tương, cà, gà mía, keo bột… tất cả đều gắn liền với những địa danh nổi tiếng của làng Việt cổ Đường Lâm. Ví như gà Mía: Gà Mía là tên gọi loại gà đặc sản được nuôi dưỡng ở vùng đất này. Trong những ngày tiệc lễ của làng xóm trên cỗ kiệu "bát cống" sơn son thiếp vàng lộng lẫy thường là "xôi tảng gà trống thiến". Gà trống thiến chính là loại gà Mía. Ngoài gà Mía, ở đây còn có cơm gạo ri: Giống lúa này ngày nay đã không còn. Nhưng trong ký ức của những bậc cao niên hoặc ai từng một lần thưởng thức thì mãi không thể quên.

 

Đến Đường Lâm du khách còn được tìm hiểu nghề làm tương truyền thống của làng. Trong các làng ở Đường Lâm có nghề làm tương gia truyền thì làng Mông Phụ nổi tiếng hơn cả, vào vụ hè nhà nào cũng phải có một chum tương. Chum tương như là một tiêu chuẩn đánh giá về nền nếp cơ bản của một nông gia.

 

Đương nhiên là vẫn chưa thể nêu đủ tên những sản vật của vùng đất cổ, nếu có điều kiện mời bạn hãy ghé thăm Đường Lâm để được thưởng thức.
Nguồn: HNM

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT