Non nước Việt Nam

Đặc sắc múa Bông

Cập nhật: 24/11/2009 14:17:18
Số lần đọc: 2319
Tam Quốc- Tây Du( hay còn gọi là múa Bông) là một vũ khúc có nguồn gốc lâu đời trong truyền thống văn hoá nghệ thuật dân gian của người Việt ở vùng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Theo chiều hướng Nam tiến của người dân Việt, múa Bông được đưa vào phía Nam, chỉnh biên nâng cao thành một vũ khúc của cung đình Huế.

Múa Tam Quốc- Tây Du được gọi là múa Bông bởi lẽ khi trình diễn, người diễn viên múa cầm hai đèn hoa bằng giấy, bên trong thắp nến, đeo vào hai bên vai. Theo các nhà nghiên cứu, múa Bài Bông xuất hiện sớm trong dân gian và gắn với tục thờ Thành hoàng và lối hát cửa đình, lan toả rộng rãi trong vùng đồng bằng Bác Bộ và Bắc Trung Bộ.

Trong lễ tứ tuần Đại khánh của Vua Khải Định được tổ chức vào năm 1924, múa bài Bông đã được trình diễn. Về trang phục, vũ sinh múa Bài Bông đầu đội mũ đỏ, trên mũ kết một hoa sen mạ vàng, mặc quần áo lụa màu vàng hoặc màu xanh đỏ, trên cổ áo thêu, đeo những sợi dây ngũ sắc, chân đi bít tất trắng. Về nghệ thuật, theo điệu nhạc , vũ sinh quỳ xuống, đứng lên rất nhịp nhàng. Vũ sinh múa theo hàng nhịp nhàng hoà với tiếng trống, sáo, nhị và thanh la. Khi múa đội hình biến hoá, khi hàng xếp song song, lúc hàng nọ xuyên qua hàng kia, khi quay vòng tròn, lúc xuôi, ngược, điệu múa luôn biến chuyển thiên hình vạn trạng. Múa Bài Bông thường có 6, 12, 24 vũ sinh, có lúc lên đến 64 vũ sinh.

Từ dân gian vào cung đình, điệu múa bài Bông được dùng trong các lễ khánh hỷ, chúc thọ hoàng gia nên có nội dung ca ngợi, chúc tụng, cầu phúc:

“ Chúng thần hai ban tiên tử,
Cùng đến dâng bài Múa Bông
Chúc thọ tựa Nam Sơn
Cầu phước như Đông hải “
Cũng có khi là những câu chúc tụng nhà Vua :
“ Đường đường chính toạ hoá thân kim tiên
Hào quang soi thấu chín tầng trời
Đức thấm nhuận mọi loài gồm đạo thiện
Ơn ra khắp khắp chín cõi sánhh duyên lành ...”


Múa Bài Bông nguyên thuỷ có 12 bài múa, và nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế đã phục dựng được 4 bài.

Nguồn: website Huế

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT