Lễ hội Roòng Poọc của người Giáy (Lào Cai)
Hàng năm vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch người Giáy ở Tả Van (huyện Sa Pa - Lào Cai) lại mở hội Roòng Poọc để cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hoà.
Tại lễ hội, lễ vật trên bàn cúng bao gồm: Đĩa hoa quả, bánh kẹo, năm bát xôi màu xanh, đỏ, tím, phỏng gạo bốn bát, hai nắm xôi trắng nắm ý nghĩa vị thần mang theo trên đường đi. Bên cạnh có bát nước trong có đồng xu tượng trưng sự sung túc về tiền bạc. Cạnh bát hương là 5 chén nước chè, 9 chén rượu và 9 quả trứng màu xanh, đỏ, trắng tượng trưng cho màu trang phục của 9 nàng theo hầu vị thần. Ngoài ra còn có trang sức dành cho các nàng hầu như khuyên tai, vòng đeo tay, đeo cổ. Bên cạnh bát nước là quả Còn để ném vòng nhật nguyệt. Một con lợn con, một con gà, con vịt sống để gầm bàn lễ khi nào già bản khấn cúng xong dâng lên vị thần (hiến tế) với ý nghĩa cảm ơn vị thần đã cho dân bản nhiều gia súc. Trên ghế vị thần ngồi bên trái có gánh củi, ý nghĩa trên đường đi vị thần và người hầu có củi để nấu ăn và sưởi. Bên phải có gánh cỏ, ý nghĩa để trên đường đi ngựa của vị thần có cỏ để ăn. Trên ghế ngồi của vị thần có trải chăn màu đỏ vì theo dân tộc Giáy màu đỏ là màu may mắn.
Sau khi chuẩn bị các lễ vật xong thầy cúng khấn cúng, đọc tên các lễ vật và xin vị thần bản phù hộ cho dân bản một mùa bội thu, gia súc đầy chuồng, làm được của ăn của để.
Lễ cúng xong thì thầy cúng sẽ đưa quả Còn cho những người già uy tín trong bản ném vòng Nhật Nguyệt treo ở độ cao 30m. Trong ngày làm lễ cúng phải ném thủng vòng Nhật Nguyệt, vì người Giáy quan niệm rằng nếu vòng Nhật Nguyệt không được ném thủng thì cả năm đó bản sẽ đen đủi. Khi vòng Nhật Nguyệt được ném thủng thì từng gia đình đến bàn thờ chính để thắp hương vái lạy thần linh, cầu may mắn cho gia đình và làng bản.
Sau khi chuẩn bị các lễ vật xong thầy cúng khấn cúng, đọc tên các lễ vật và xin vị thần bản phù hộ cho dân bản một mùa bội thu, gia súc đầy chuồng, làm được của ăn của để.
Lễ cúng xong thì thầy cúng sẽ đưa quả Còn cho những người già uy tín trong bản ném vòng Nhật Nguyệt treo ở độ cao 30m. Trong ngày làm lễ cúng phải ném thủng vòng Nhật Nguyệt, vì người Giáy quan niệm rằng nếu vòng Nhật Nguyệt không được ném thủng thì cả năm đó bản sẽ đen đủi. Khi vòng Nhật Nguyệt được ném thủng thì từng gia đình đến bàn thờ chính để thắp hương vái lạy thần linh, cầu may mắn cho gia đình và làng bản.
Dựng cây nêu
Tham gia lễ hội là tất cả già trẻ, lớn bé trong bản. Người Giáy cũng rất cởi mở khi đón tiếp bạn bè các dân tộc anh em đến xem và chia vui. Sau phần lễ (cúng tế) là đến phần hội. Nhiều trò chơi dân gian diễn ra rất vui, trong đó đặc biệt là có cuộc thi tài cày ruộng của những chàng trai.
Tham gia trò chơi ném còn
Mở đầu là trò chơi ném còn. Những người cao tuổi (nam một bên, nữ một bên) lấy 6 quả còn cùng ném tượng trưng 3 lần khai mạc, rồi sau đó mọi người vào cuộc chơi. Những quả còn tua xanh đỏ vun vút lao lên phông còn.Tiếng xuýt xoa hò reo cổ vũ rền vang. Phông còn bị ném thủng là báo hiệu cho một năm mùa màng tươi tốt.
Cùng với ném còn là chơi kéo co. Tốp nam đứng phía đông cầm phần gốc dây song (dây kéo co).Tốp nữ đứng phía tây cầm phần ngọn. Hồi trống kèn nổi nên thùc giục.Bên nam (đằng đông tượng trưng cho dương, mặt trời) luôn kéo thắng. Bên nữ (tượng trưng cho âm) giả vờ thua. Và như vậy, năm đó cả làng sẽ được mùa.
Lễ hội Roòng Poọc (xuống đồng) của người Giáy là sự giao hoà giữa thiên nhiên và con người, làm mỗi người trong cộng đồng nơi đây biết trân trọng giá trị của lịch sử (ghi nhớ công lao người mở đất lập bản), biết trân trọng thiên nhiên (tâm linh tôn trọng các thế lực siêu nhiên, biết yêu thương cỏ cây, tài nguyên đất và nước), biết yêu thương con người (giao lưu, đồng cảm, đoàn kết). Vì vậy, lễ hội này vừa có nét đẹp văn hoá cổ truyền, vừa phù hợp với điều kiện cuộc sống hiện đại mà ta vẫn kỳ vọng là sự phát triển bền vững. Ngoài ra, lễ hội còn thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước, là nguồn tài nguyên nhân văn để tiếp tục phát triển kinh tế du lịch nơi vùng đất huyền thoại Mường Hoa-Sa Pa.
Tuy vốn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy ở Tả Van, nhưng nhiều năm nay đã lan rộng, trở thành lễ hội chung của cả vùng thung lũng Mường Hoa. Từ sáng sớm, làn sương còn giăng mù mịt từng đoàn người tíu tít nói cười trong mây, hồ hởi về dự hội. Người Mông từ Hầu Thào, Lao Chải dồn xuống, người Dao từ Bản Hồ, Bản Phùng ngược lên, du khách từ thị trấn SaPa cũng tới dự làm cho lễ hội đông vui tới vài nghìn người.
Cùng với ném còn là chơi kéo co. Tốp nam đứng phía đông cầm phần gốc dây song (dây kéo co).Tốp nữ đứng phía tây cầm phần ngọn. Hồi trống kèn nổi nên thùc giục.Bên nam (đằng đông tượng trưng cho dương, mặt trời) luôn kéo thắng. Bên nữ (tượng trưng cho âm) giả vờ thua. Và như vậy, năm đó cả làng sẽ được mùa.
Lễ hội Roòng Poọc (xuống đồng) của người Giáy là sự giao hoà giữa thiên nhiên và con người, làm mỗi người trong cộng đồng nơi đây biết trân trọng giá trị của lịch sử (ghi nhớ công lao người mở đất lập bản), biết trân trọng thiên nhiên (tâm linh tôn trọng các thế lực siêu nhiên, biết yêu thương cỏ cây, tài nguyên đất và nước), biết yêu thương con người (giao lưu, đồng cảm, đoàn kết). Vì vậy, lễ hội này vừa có nét đẹp văn hoá cổ truyền, vừa phù hợp với điều kiện cuộc sống hiện đại mà ta vẫn kỳ vọng là sự phát triển bền vững. Ngoài ra, lễ hội còn thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước, là nguồn tài nguyên nhân văn để tiếp tục phát triển kinh tế du lịch nơi vùng đất huyền thoại Mường Hoa-Sa Pa.
Tuy vốn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy ở Tả Van, nhưng nhiều năm nay đã lan rộng, trở thành lễ hội chung của cả vùng thung lũng Mường Hoa. Từ sáng sớm, làn sương còn giăng mù mịt từng đoàn người tíu tít nói cười trong mây, hồ hởi về dự hội. Người Mông từ Hầu Thào, Lao Chải dồn xuống, người Dao từ Bản Hồ, Bản Phùng ngược lên, du khách từ thị trấn SaPa cũng tới dự làm cho lễ hội đông vui tới vài nghìn người.
Nguồn: Website Làng Việt