Hoạt động của ngành

Đưa An Giang trở thành trung tâm du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước

Cập nhật: 27/08/2020 15:37:08
Số lần đọc: 1111
Xây dựng thương hiệu và phấn đấu đưa An Giang trở thành trung tâm du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của Kế hoạch số 523/KH-UBND để triển khai thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh An Giang vừa được UBND tỉnh An Giang vừa ban hành.

Mục tiêu của kế hoạch nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, đẩy mạnh phát triển du lịch trở  thành ngành kinh tế mũi nhọn, tăng tỉ lệ đóng góp trong cơ cấu GRDP chung của tỉnh, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho xã hội và xây dựng thương hiệu và phấn đấu đưa An Giang trở thành trung tâm du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Theo kế hoạch, tỉnh An Giang đặt mục tiêu đến năm 2025, ngành du lịch của tỉnh đón 10 triệu lượt khách, trong đó tỷ trọng khách lưu trú chiếm 30%; Năm 2030, ngành du lịch của tỉnh đón 14,5 triệu lượt khách, tăng tỷ trọng khách lưu trú lên 35%. Dự kiến tổng doanh thu từ du lịch năm 2025 đạt khoảng 7.000 tỷ đồng, năm 2030 đạt khoảng 10.000 tỷ đồng.

Tỉnh An Giang xác định phát triển sản phẩm du lịch tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch có thế mạnh nổi trội từng địa bàn. Ưu tiên phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái; đồng thời, phát triển các loại hình du lịch mới trên cơ sở khai thác tài nguyên và gắn kết các sản phẩm liên ngành, hình thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu mua sắm tạo giá trị gia tăng cho ngành du lịch như du lịch làng nghề, du lịch ẩm thực,…

Đối với thị trường khách du lịch nội địa, tỉnh An Giang tập trung phát triển mạnh thị trường khách du lịch đến từ thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh phía Bắc là những thị trường rất có tiềm năng; trong đó, chú trọng thu hút khách du lịch văn hóa - tâm linh, lễ hội, du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng, du lịch tìm hiểu đời sống sông nước, miệt vườn; từng bước mở rộng thị trường khách du lịch theo chuyên đề và du lịch vui chơi giải trí.

Đối với thị trường khách du lịch quốc tế, An Giang tiếp tục tập trung thu hút du khách đến từ các nước như Mỹ, Pháp, Úc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia... Trong tương lai sẽ thu hút nhiều hơn khách du lịch đến từ thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ và Đông Bắc Á (nhất là các quốc gia như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và các nước có nhu cầu nghỉ đông dài ngày như Anh, Hà Lan, Nga) đối với các sản phẩm du lịch đặc thù: trải nghiệm đời sống sông nước, sinh thái, tìm hiểu di sản văn hóa...; từng bước mở rộng khai thác thị trường khách du lịch đối với dòng sản phẩm du lịch bổ trợ. Đặc biệt, ở phân khúc thị trường mục tiêu, An Giang thu hút phân khúc thị trường khách có khả năng chi tiêu cao, các thị trường khách có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày.

Để đạt mục tiêu đưa An Giang trở thành trung tâm du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, thời gian tới, tỉnh An Giang tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch. Các chương trình tập  trung triển khai như: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch An Giang; Chương trình phát triển hạ tầng du lịch; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; Chương trình xúc tiến quảng bá du lịch; Đề án An Giang điện tử… Xây dựng và đẩy mạnh bộ nhận dạng thương hiệu du lịch An Giang là điểm đến “An toàn,  Thân thiện, Hấp dẫn”; tăng cường các công tác đào tạo, tập huấn con người nhằm xây dựng đội ngũ nhân viên phục vụ trong lĩnh vực du lịch chuyên nghiệp, lành nghề, ấn tượng và tích cực quảng bá bộ nhận dạng thương hiệu du lịch An Giang (logo, slogan…) đến với du khách trong nước và quốc tế tại các sự kiện, ngày hội lớn trong và ngoài nước.

Tỉnh An Giang cũng tập trung hoàn thiện môi trường du lịch của tỉnh nhằm thu hút du khách ngày càng nhiều, bao gồm hoàn thiện môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Đối với môi trường tự nhiên, tỉnh ưu tiên giải quyết các khu vực bị ô nhiễm nhất là tại các khu du lịch, điểm tham quan du lịch, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch xanh, sạch, đẹp; khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và nhân dân nâng cao ý thức tham gia bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn cảnh quan, khai thác du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên. Đối với môi trường xã hội tỉnh tập trung giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm xã hội đối với hoạt động du lịch tại địa phương. Từng bước tổ chức, quản lý tốt các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh của người dân địa phương và khách du lịch hành hương. Đồng thời, có nhiều biện pháp kiên quyết đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nạn chèo kéo, nâng giá vào các dịp lễ hội, hành hương tại các điểm du lịch.

Để đạt mục tiêu đưa An Giang trở thành trung tâm du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, thời gian tới, tỉnh An Giang tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch. Các chương trình tập  trung triển khai như: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch An Giang; Chương trình phát triển hạ tầng du lịch; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; Chương trình xúc tiến quảng bá du lịch; Đề án An Giang điện tử… Xây dựng và đẩy mạnh bộ nhận dạng thương hiệu du lịch An Giang là điểm đến “An toàn,  Thân thiện, Hấp dẫn”; tăng cường các công tác đào tạo, tập huấn con người nhằm xây dựng đội ngũ nhân viên phục vụ trong lĩnh vực du lịch chuyên nghiệp, lành nghề, ấn tượng và tích cực quảng bá bộ nhận dạng thương hiệu du lịch An Giang (logo, slogan…) đến với du khách trong nước và quốc tế tại các sự kiện, ngày hội lớn trong và ngoài nước.

Tỉnh An Giang cũng tập trung hoàn thiện môi trường du lịch của tỉnh nhằm thu hút du khách ngày càng nhiều, bao gồm hoàn thiện môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Đối với môi trường tự nhiên, tỉnh ưu tiên giải quyết các khu vực bị ô nhiễm nhất là tại các khu du lịch, điểm tham quan du lịch, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch xanh, sạch, đẹp; khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và nhân dân nâng cao ý thức tham gia bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn cảnh quan, khai thác du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên. Đối với môi trường xã hội tỉnh tập trung giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm xã hội đối với hoạt động du lịch tại địa phương. Từng bước tổ chức, quản lý tốt các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh của người dân địa phương và khách du lịch hành hương. Đồng thời, có nhiều biện pháp kiên quyết đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nạn chèo kéo, nâng giá vào các dịp lễ hội, hành hương tại các điểm du lịch.

UBND tỉnh cũng yêu cầu các Sở, ngành liên quan tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý liên quan đến du lịch, đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra hoạt động các doanh nghiệp du lịch, từng bước chấn chỉnh môi trường kinh doanh du lịch; tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về du lịch cho cán bộ quản lý cấp trên địa bàn tỉnh, tạo thuận lợi trong việc phối hợp quản lý hoạt động du lịch giữa cơ quan chuyên môn của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố; huy động các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương như nguồn vốn hạ tầng du lịch cùng với nguồn vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, vốn tín dụng nhà nước để đầu tư nâng cấp, mở rộng dự án du lịch, đầu tư hạ tầng phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch. Khuyến khích góp vốn đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các mô hình du lịch cộng đồng, homestay, khai thác giá trị văn hóa truyền thống. Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dưới nhiều hình hình thức. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư.

UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch An Giang phối hợp với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh miền Trung, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh - thành phố vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL tổ chức các hội nghị, hội thảo quảng bá, xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm; đồng thời chọn lọc, huy động các tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh tham gia các sự kiện, ngày hội du lịch, hội chợ quốc tế về du lịch do Tổng cục Du lịch và các tỉnh, thành phố tổ chức hàng năm để quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch An Giang như: Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh, Hội chợ Quốc tế Du lịch TP.Hồ Chí Minh, Lễ hội trái cây ngon Nam Bộ, Lễ hội ẩm thực đất Phương Nam, Hội chợ du lịch biển quốc tế Nha Trang, các hoạt động du lịch trong và ngoài nước theo chương trình hợp tác với thủ đô Hà Nội, Đà Nẵng - Huế - Quảng Nam; tham gia chuỗi sự kiện năm du lịch quốc gia hàng năm. Hàng năm, tổ chức các đoàn xúc tiến quảng bá, kết nối du lịch trong và ngoài nước, nhất là các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng./.

Chí Quang

Nguồn: angiang.gov.vn

Cùng chuyên mục