Trà - nét văn hoá Việt Nam
Cây chè có giá trị kinh tế cao
Theo các nghiên cứu về sinh vật học, Việt
Nghề trồng chè Việt
Do điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp cho nên cây chè được trồng rải rác ở hầu hết các tỉnh trung du và miền núi của Việt
Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, trong ba tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu được 26.000 tấn chè trị giá 36 triệu USD. Giá trị đạt gần mức cùng kỳ năm ngoái trước sự gia tăng 3,7% về giá cả xuất khẩu, ở mức giá trung bình 1.437 USD/tấn. Năm 2011, với nhu cầu tiêu thụ cao từ phía khách hàng, cộng với lợi thế về giá, Hiệp hội Chè dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2011 sẽ tiếp tục tăng khoảng 20% so với mức 197 triệu USD của năm 2010, lên trên 200 triệu USD. Về khối lượng xuất khẩu, có thể ổn định quanh mức 135 nghìn tấn của năm 2010.
Hiện nay, chè đen vẫn là mặt hàng chè xuất khẩu chủ yếu của nước ta (chiếm hơn 60% tổng giá trị xuất khẩu). Xuất khẩu chè đen trong tháng 1/2011 đạt 10,26 triệu USD, giảm 25% so với tháng trước và giảm 47,02% so với cùng kỳ tháng 1/2010.
Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới chỉ sau Ấn Độ, Trung Quốc, Kenya, Sri Lanka và ngang hàng với Indonesia.
Thức uống tốt cho sức khỏe con người
Cách đây gần 2.000 năm, trà đã được các thầy thuốc Trung Quốc sử dụng như một vị thuốc giúp con người khỏe và trẻ hơn. Các nghiên cứu y khoa hiện đại cũng phát hiện ngày càng nhiều giá trị dược dụng của trà. Việc sử dụng trà hằng ngày có thể giúp phòng và chữa nhiều bệnh tật. Theo như một số nhà nghiên cứu về chè thì Trung Quốc là nước đầu tiên chế biến chè để uống sau đó nhờ những đặc tính tốt của nó, chè trở thành thức uống phổ biến trên thế giới. Ngày nay chè được phổ biến rộng rãi hơn cả cà phê, rượu vang và ca cao.
Do chứa các chất chống ôxy hóa nên trà giúp làm chậm đi sự già cỗi của tế bào. Chất gallotanin trong trà ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào thần kinh và kích thích quá trình phục hồi của chúng. Các flavonoide hạn chế sự lắng đọng cholesterol và xơ hóa mạch máu, làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch. Trà cũng có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, giúp tinh thần hưng phấn, kích thích hô hấp và làm tim đập nhanh hơn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trà có khả năng phòng chống ung thư, ngăn chặn sự tổn thương ADN. Việc uống trà thường xuyên giúp giảm 50% nguy cơ ung thư dạ dày, 40% nguy cơ ung thư da (tỷ lệ này có thể lên đến 70% nếu uống trà với chanh). Hợp chất Florua có trong trà có tác dụng ngăn ngừa sâu răng. Catechin và các chất chống oxy hóa có thể tiêu diệt vi khuẩn giúp ngăn ngừa chứng hôi miệng. Trong trà còn có canxi và magiê, hai chất này tác động với nhau có tác dụng làm cho răng chắc khỏe. Vitamin D có trong trà có tác dụng giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, các axit amino giúp hình thành protein trong cơ thể có lợi cho cơ bắp, xương, da, tóc và có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn, vi rút gây hại.
Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng nước trà tươi đậm đặc hoặc trà tươi giã nát đắp vào vết hăm, lở loét, viêm tấy hay các vết nứt da do lạnh để giúp vết thương mau lành. Còn để chữa bầm dập do chấn thương, có thể trộn búp chè tươi với dấm để đắp.
Thưởng thức trà của người Việt là một nét văn hóa truyền thống
Với nhiều dân tộc trên thế giới như: Nhật Bản, Trung Quốc, Việt
Cách thưởng thức trà của người Việt cũng mang nhiều nét độc đáo, cách uống trà của người Việt
Chè tươi vốn là thức uống cổ xưa và phổ biến của người Việt. Cách pha chè tươi cũng có chút khác biệt tùy vào từng vùng. Chè tươi để nguyên lá, rửa sạch, không vò cho vào nồi nấu như tại làng Tiên Lữ, Vĩnh Phúc... Chè tươi rửa sạch, vò nát, nấu để uống từ sáng đến chiều như người Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc. Chè tươi băm hoặc giã nát, ủ rồi phơi khô rồi mới hãm chè như người Huế....
Người dân ở một số vùng nông thôn, mỗi nhà thường trồng vài gốc chè ở góc vườn, bởi người dân nông thôn có thú ra vườn tuốt mấy nắm lá chè tươi vào hãm một nồi to. Mỗi khi đi ra đồng sẽ không quên mang theo một ấm trà xanh thơm mát (có thể cho thêm chút đường), dùng như một thức uống giải khát. Hình ảnh một làng quê, với cây đa, bến nước, sân đình đã quá quen thuộc với người Việt
Ở các thành phố lớn của Việt
Cao hơn nữa trong nghệ thuật trà của người Việt, phải nói tới nghệ thuật ướp trà, uống trà của người Hà Nội. Muốn trà sen Hà Nội có vị sen đặc trưng thơm ngát thì sen được chọn để ướp trà phải là sen của Hồ Tây. Mỗi cân trà phải dùng từ 1000 - 1400 bông sen để ướp, tùy độ to nhỏ và phải được hái trước lúc bình minh. Bông sen còn đẫm sương được tách lấy phần hạt gạo rồi rải đều, cứ một lớp trà một lớp gạo sen. Sau cùng phủ một lớp giấy bản. Ướp như vậy liên tục 5-7 lần, mỗi lần ướp xong lại sấy khô rồi mới ướp tiếp. Bởi vậy, trà sen được dùng vào những dịp quan trọng, dùng để tiếp đón các vị khách quý, bạn tri ân từ xa tới thăm hay dùng làm quà biếu. Ngoài hoa sen, trà còn được ướp với nhiều loại hoa khác nữa. Các loại hoa dùng để ướp trà cũng phải là các thứ hoa quý, thanh tao như: hoa ngâu, hoa sói, hoa nhài, hoa cúc...Cách uống trà ướp hoa này thể hiện được sự sang trọng, lịch lãm, tao nhã nhưng cũng có những người sành uống trà cho rằng uống trà ướp hương sẽ không còn hương vị thật của trà.
Cách pha trà cũng có phần cầu kì, người xưa có câu: "Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh".
"Nhất thủy": Nước dùng pha trà thường phải là thứ nước mưa được hứng giữa trời, hay từ các nguồn suối tự nhiên, cầu kỳ hơn nữa là thứ sương đọng trên lá sen mà người đi thuyền hứng từng giọt vào buổi sớm mai. Thứ nước tinh khiết đó khi đun cũng không được phép mất độ thanh tịnh để không làm ảnh hưởng đến hương vị của trà.
"Nhì trà" chính là cách chọn trà: tùy theo sở thích mỗi người. Với loại trà nguyên, hay chính là "trà mộc" cánh trà sao quăn giống hình móc câu, cánh tròn, trôi tay, có mốc trắng như mốc cây cau. Trà này được pha ở nhiệt độ 80oC, hay 165 - 170 độ F. Đối với các loại trà được ướp hương từ các loài hoa thì nước pha trà phải có độ sôi ở 200 - 205 độ F.
Dụng cụ pha trà gồm chén trà và bình trà: "tam bôi, tứ bình": một bộ đồ trà thường có bốn chén quân, một chén tống để chuyên trà; chén thường là loại chén dạng hạt mít (mắt trâu). Bình cũng có bình chuyên và bình tống. Tùy theo lối uống "độc ẩm", "song ẩm", "tứ ẩm" hay "quần ẩm" mà có những loại bình tương ứng. Trước khi pha trà phải dùng nước sôi để tráng sơ chén và bình.
"Ngũ quần anh" chính là "bạn trà", bạn trà là người bạn tri âm, cùng nhau thưởng trà, ngâm thơ, bộc bạch nỗi niềm, hay bàn chuyện gia đình, xã hội.
Các cụ ngày xưa còn có những hình thức hội trà. Ðó là uống trà thưởng xuân, uống trà thưởng hoa, uống trà ngũ hương. Hội trà là tụ họp những người bạn sành điệu cùng chung vui trong các dịp đặc biệt hoặc có hộp trà ngon, hay có một chậu hoa quý hiếm trổ bông, hay trong nhà có giỗ chạp.
Hiện nay, ở Việt
Đến với các quán trà Việt hiện nay, người thưởng trà có rất nhiều sự lựa chọn như: trà hoa cúc, trà cung đình, long nhã hồng táo trà, trà hoàng thiên kim cúc... Các loại trà được pha theo nhiều kiểu khác nhau, để phù hợp và theo kịp với cuộc sống hiện đại, đó là các loại như: hồng trà nóng, hồng trà đá, hồng trà sữa, hồng trà sữa ngọc trai... Và không thể thiếu các loại trà cổ truyền như: trà hoa sen, trà hoa nhài, trà mộc...
Trước kia, trà được xem là thú vui tao nhã của những người lớn tuổi, nhưng hiện nay trà đang rất được giới trẻ quan tâm và tìm hiểu về nó. Những quán trà này cũng thu hút rất nhiều khách quốc tế tới thưởng thức. Không gian tại các quán trà Việt được rất yên tĩnh, cánh bài trí đơn gian, gần gũi với thiên nhiên. Một không gian yên tĩnh, những bản nhạc không lời du dương là một không gian phù hợp để thưởng trà.
Trà Việt