Thừa Thiên-Huế khai thác phát triển du lịch làng nghề
Thay vì chỉ bó gọn khai thác hệ thống di tích Cố đô Huế, Thừa Thiên-Huế đang hướng đến việc khai thác phát triển du lịch tham quan làng nghề, xem đây là loại hình du lịch văn hóa tổng hợp bởi ngoài việc tham quan, du khách có thể thẩm nhận các giá trị văn hóa và mua sắm những hàng hóa đặc trưng của các làng nghề truyền thống.
Toàn tỉnh hiện có 88 làng nghề, trong đó có 69 làng nghề thủ công truyền thống có thể xây dựng và phát triển thành các tour du lịch làng nghề với nét đặc trưng. Trong đó, một số tuor, tuyến đã được xây dựng như làng gốm Phước Tích, làng thêu Thuận Lộc, làng nón Phú Cam, đúc đồng Phường Đúc, điêu khắc Mỹ Xuyên, đan lát Bao La.
Vào những năm lẻ, xen giữa hai kỳ Festival Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức thêm Festival nghề truyền thống Huế, là dịp phô diễn, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đây cũng là điểm nhấn để hình thành tour du lịch làng nghề.
Theo các nhà quản lý chuyên ngành du lịch, tuyến du lịch làng nghề là xu hướng thu hút du khách, nó tạo sự hấp dẫn, mới lạ như làng nghề làm nón ở phường Phước Vĩnh, thành phố Huế hay tour du lịch "Hương xưa làng cổ" làm sống lại một làng nghề gốm cổ của làng quê Phước Tích nằm bên dòng sông Ô Lâu.
Phước Tích còn là một ngôi làng cổ độc đáo, cả làng sống nhờ nghề gốm. Bao nhiêu năm khó khăn do nghề gốm trên đường mai một, nay qua tuyến du lịch "Hương xưa làng cổ" Phước Tích đang mở ra cơ hội mới phục hồi làng nghề.
Tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, Công ty Cổ phần du lịch Hương Giang phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện mô hình "kinh doanh du lịch cùng người nghèo" nhằm gắn kết những người dân có thu nhập thấp trong vùng vào chuỗi giá trị du lịch của trung tâm với tư cách là người làm công và người cung cấp các sản phẩm thủ công, theo hướng cùng có lợi, vừa tăng doanh thu cho doanh nghiệp vừa tăng thu nhập cho cộng đồng. Trên cơ sở đó, trung tâm đã thu nhận và tạo việc làm mới cho khoảng 70 người.
Làng nghề kết nối với doanh nghiệp du lịch sẽ có lợi cả đôi đường. Khi doanh nghiệp quan tâm đến loại hình du lịch làng nghề thì đây sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh của mình đến với du khách. Ngược lại, đối với các làng nghề thì đây là cách tiếp cận nhanh nhất, hấp dẫn nhất để bán các sản phẩm, nhất là hàng thủ công, mỹ nghệ truyền thống, hàng lưu niệm... đối với khách du lịch. Đây cùng là hướng đi mới trong chiến lược phát triển du lịch của Thừa Thiên-Huế hướng đến mục tiêu đón ba triệu khách du lịch vào năm 2015, trong đó có gần 50% khách quốc tế...
Vào những năm lẻ, xen giữa hai kỳ Festival Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức thêm Festival nghề truyền thống Huế, là dịp phô diễn, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đây cũng là điểm nhấn để hình thành tour du lịch làng nghề.
Theo các nhà quản lý chuyên ngành du lịch, tuyến du lịch làng nghề là xu hướng thu hút du khách, nó tạo sự hấp dẫn, mới lạ như làng nghề làm nón ở phường Phước Vĩnh, thành phố Huế hay tour du lịch "Hương xưa làng cổ" làm sống lại một làng nghề gốm cổ của làng quê Phước Tích nằm bên dòng sông Ô Lâu.
Phước Tích còn là một ngôi làng cổ độc đáo, cả làng sống nhờ nghề gốm. Bao nhiêu năm khó khăn do nghề gốm trên đường mai một, nay qua tuyến du lịch "Hương xưa làng cổ" Phước Tích đang mở ra cơ hội mới phục hồi làng nghề.
Tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, Công ty Cổ phần du lịch Hương Giang phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện mô hình "kinh doanh du lịch cùng người nghèo" nhằm gắn kết những người dân có thu nhập thấp trong vùng vào chuỗi giá trị du lịch của trung tâm với tư cách là người làm công và người cung cấp các sản phẩm thủ công, theo hướng cùng có lợi, vừa tăng doanh thu cho doanh nghiệp vừa tăng thu nhập cho cộng đồng. Trên cơ sở đó, trung tâm đã thu nhận và tạo việc làm mới cho khoảng 70 người.
Làng nghề kết nối với doanh nghiệp du lịch sẽ có lợi cả đôi đường. Khi doanh nghiệp quan tâm đến loại hình du lịch làng nghề thì đây sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh của mình đến với du khách. Ngược lại, đối với các làng nghề thì đây là cách tiếp cận nhanh nhất, hấp dẫn nhất để bán các sản phẩm, nhất là hàng thủ công, mỹ nghệ truyền thống, hàng lưu niệm... đối với khách du lịch. Đây cùng là hướng đi mới trong chiến lược phát triển du lịch của Thừa Thiên-Huế hướng đến mục tiêu đón ba triệu khách du lịch vào năm 2015, trong đó có gần 50% khách quốc tế...
Nguồn: TTXVN