Khai thác tour du lịch cộng đồng phục vụ dịp Tết
Dịp Tết Nguyên đán 2012, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tỉnh Vĩnh Long triển khai mô hình cho du khách sinh hoạt và đón Tết cùng người dân vùng đồng bằng Nam Bộ nhằm kích cầu thị trường du lịch năm 2012.
Khu du lịch trang trại Vinh Sang ở xã An Bình (huyện Long Hồ) với diện tích 2,2ha đã được đầu tư trên 1 tỷ đồng nâng cao chất lượng các dịch vụ, xây dựng sân trượt cỏ, vườn chim quý hiếm... Tại đây du khách được tham gia sinh hoạt với cuộc sống của người dân đồng bằng Nam Bộ như nghỉ đêm tại nhà, làm rẫy, cấy lúa, cắt lúa, cuốc đất trồng khoai, chèo thuyền, tát cá; tham gia các mô hình sản xuất làng nghề như làm kẹo dừa, rượu nếp, thưởng thức nghệ thuật pha trà Việt, nghe đàn ca tài tử.
Đây là cách làm mới tour du lịch miệt vườn, khắc phục tình trạng nhàm chán cho du khách.
Với thế mạnh liên kết năm điểm du lịch của người dân trên địa bàn, những ngày trước Tết Nguyên đán, trang trại du lịch Vinh Sang đã thu hút đông đảo du khách tham gia tour du lịch trang trại với các hoạt động tập thể như gói bánh Tét ngày Tết, be mương tát cá.
Đặc biệt trong ngày Tết, khu du lịch trang trại Vinh Sang sẽ tổ chức cho du khách tìm hiểu văn hóa Việt Nam qua các hoạt động đón Tết cổ truyền như thắp hương cúng tổ tiên đêm giao thừa, đi lễ chùa, hái lộc đầu năm, tham gia các hội thi chọi gà.
Dự kiến trong dịp Tết Nhâm Thìn, từ ngày mùng 1 đến mùng 6 Tết, khu du lịch trang trại Vinh Sang sẽ đón từ 12.000-15.000 du khách.
Công ty cổ phần du lịch Cửu Long cũng đầu tư 2 tỷ đồng đưa vào khai thác điểm du lịch sinh thái Mai vàng ở xã Bình Hòa Phước (huyện Long Hồ) và tập trung khai thác tuyến du lịch văn hóa-sinh thái, tái dựng các mô hình, hoạt động văn minh miệt vườn Nam bộ với các hoạt động chính gồm tổ chức cho khách du lịch tìm hiểu nét văn hóa ngày Tết, tham gia trò chơi dân gian, ẩm thực ngày Tết và cùng trải nghiệm sinh hoạt ngày Tết tại gia đình nông dân địa phương. Dự kiến từ ngày 29 đến mùng 4 Tết, Công ty sẽ đón trên 50 đoàn khách du lịch.
Hiệu quả từ mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Vĩnh Long đã tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư trực tiếp tham gia các hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, đồng thời được hưởng quyền lợi từ họat động du lịch mang lại. Đây là loại hình phù hợp với lợi thế của vùng sông nước miệt vườn, mang đậm bản sắc du lịch miệt vườn ngày xuân, góp phần tạo điều kiện cho du lịch khu vực đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững./.
Đây là cách làm mới tour du lịch miệt vườn, khắc phục tình trạng nhàm chán cho du khách.
Với thế mạnh liên kết năm điểm du lịch của người dân trên địa bàn, những ngày trước Tết Nguyên đán, trang trại du lịch Vinh Sang đã thu hút đông đảo du khách tham gia tour du lịch trang trại với các hoạt động tập thể như gói bánh Tét ngày Tết, be mương tát cá.
Đặc biệt trong ngày Tết, khu du lịch trang trại Vinh Sang sẽ tổ chức cho du khách tìm hiểu văn hóa Việt Nam qua các hoạt động đón Tết cổ truyền như thắp hương cúng tổ tiên đêm giao thừa, đi lễ chùa, hái lộc đầu năm, tham gia các hội thi chọi gà.
Dự kiến trong dịp Tết Nhâm Thìn, từ ngày mùng 1 đến mùng 6 Tết, khu du lịch trang trại Vinh Sang sẽ đón từ 12.000-15.000 du khách.
Công ty cổ phần du lịch Cửu Long cũng đầu tư 2 tỷ đồng đưa vào khai thác điểm du lịch sinh thái Mai vàng ở xã Bình Hòa Phước (huyện Long Hồ) và tập trung khai thác tuyến du lịch văn hóa-sinh thái, tái dựng các mô hình, hoạt động văn minh miệt vườn Nam bộ với các hoạt động chính gồm tổ chức cho khách du lịch tìm hiểu nét văn hóa ngày Tết, tham gia trò chơi dân gian, ẩm thực ngày Tết và cùng trải nghiệm sinh hoạt ngày Tết tại gia đình nông dân địa phương. Dự kiến từ ngày 29 đến mùng 4 Tết, Công ty sẽ đón trên 50 đoàn khách du lịch.
Hiệu quả từ mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Vĩnh Long đã tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư trực tiếp tham gia các hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, đồng thời được hưởng quyền lợi từ họat động du lịch mang lại. Đây là loại hình phù hợp với lợi thế của vùng sông nước miệt vườn, mang đậm bản sắc du lịch miệt vườn ngày xuân, góp phần tạo điều kiện cho du lịch khu vực đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững./.
Nguồn: TTXVN