Non nước Việt Nam

Chơi quay ngày Tết của đồng bào H’Mông

Cập nhật: 22/01/2009 08:01:28
Số lần đọc: 2237
Thú chơi quay của người Mông rèn người chơi phải có sức khỏe, độ khéo léo, tinh nhanh và phán đoán tốt. Đồng bào H’Mông có cách tính Tết theo vòng thời gian cố định, hết một vòng quay của 12 tháng là ăn Tết.

Bây giờ, đồng bào dân tộc H’Mông ở tỉnh đã có nhiều điểm mới, cùng ăn tết với đồng bào cả nước bởi cái lẽ: Lúc này, con cái, người thân trong nhà đi học tập, đi công tác mới được nghỉ tết về với gia đình với dòng họ. Thông thường, ngày tết thì nhà nhà mổ lợn, giết gà, trước để cúng ông bà tổ tiên, cúng cho mưa thuận gió hòa, sau là ăn và chơi Tết.Theo tiếng H’Mông, đánh quay là tầu tù lu. tù lu (con quay) được làm từ một loại cây rất cứng trên rừng như: mạy cu, nghiến, gốc sơn tra... có đường kính từ 7-10cm, đầu nhọn làm điểm chạm của quay; đầu kia gọt bằng, khi chơi thường là tiêu điểm đánh của các con quay khác. Dây đánh quay gọi là cua được se bằng lanh, dài độ một mét, được nối với một đoạn pảng (gậy) làm bằng một đoạn trúc rừng nhỏ cỡ ngón tay cái, dài khoảng 40cm. Sân chơi thường được chọn là bãi đất rộng, phía đối diện có taluy cao nhằm tránh con quay khi chơi văng xuống núi và không gây thương tích cho mọi người.Khi chơi, từng cặp thanh niên dùng dây cuốn con quay theo chiều tay thuận. Khi có tiếng hô: Tầu lâu (đánh đi) thì từng cặp hai người xuống quay để so tài, ai có quay “sống” lâu hơn thì được quyền đánh tiếp, người có quay chết trước phải để quay làm điểm chọi cho người chơi. Ở cự ly khoảng vài mét, người chơi phải chọi trúng quay của đối phương mà không bị chết thì tiếp tục được vào vòng sau. Lần lượt trò chơi sẽ chọn được một người chiến thắng./.

Nguồn: Báo Sơn La

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT