Non nước Việt Nam

Nét kiến trúc độc đáo của Nhà Rông Tây Nguyên

Cập nhật: 20/01/2009 08:01:33
Số lần đọc: 2156
Nhà Rông Tây Nguyên không khác biệt nhiều so với nhà rông của các dân tộc thiểu số dải Trường Sơn. Nóc nhà có 2 mái nơi chỏm đầu dốc có một đôi sừng. Quan sát thật kỹ mới thấy những chi tiết khác với nhà ở: Chạy dọc trên sóng nóc nhà là một dải trang trí đặc biệt.

Sàn nhà thường được ghép bằng những tấm đan bằng tre lồ ô nứa hoặc cây giang. Giữa nhà có một hàng lan can chạy dọc. Hàng lan can này chính là chỗ dựa của những ché rượu cần khi làng tổ chức lễ hội. Hoa văn trang trí trên vách có 2 màu đỏ và xanh. Người Băhnar thường sử dụng cặp sừng trâu cây cột ở gian chính giữa được chạm khắc tinh vi (s’drang mặt nar-mặt Trời) sao tám cánh hình thoi chim người... Đây là công trình kiến trúc và nghệ thuật tập thể của cả cộng đồng dân làng.       

 

Khi lập một làng mới tức là sự kiện trọng đại nhất trong đời sống cộng đồng những người già nhất trong làng từng trải và hiền minh nhất gắn bó và nhiều kinh nghiệm nhất về núi rừng là pho sử sống của cộng đồng thay mặt làng đi tìm đất chọn vị trí đẹp nhất cho làng. Theo lưu truyền thì việc xây dựng nhà Rông phải tuân theo nghi thức trang trọng. Từ khi chuẩn bị làm nhà già làng tụ tập tất cả những người tài giỏi nhất trong làng để hội bàn. Họ bỏ ra hàng tuần  thậm chí hàng tháng để chọn nơi dựng nhà Rông. Nơi dựng nhà Rông phải cao ráo thoáng mát về mùa nắng ấm áp về mùa mưa nằm ở trung tâm của làng đi từ các con đường về từ xa phải nhìn thấy mái nhà Rông. Khu đất ấy phải bằng phẳng rộng đủ để tập trung số người ít nhất là gấp ba lần số người của làng.                        

Ngày vào rừng chọn gỗ được tổ chức rất chu đáo. Trước đó 9 ngày 9 người được già làng chọn để "trao đổi" về hướng đi vào rừng. Ngày hôm ấy già làng sẽ tổ chức một lễ nhỏ có thịt gà cơm nếp thầy mo đến cúng. Tất cả những gì bàn bạc đều  được các thành viên giữ kín cho đến trước khi xuất phát 3 ngày. Sau 6 ngày kể từ khi "họp"    mỗi thành viên phải chọn thêm một hai người có sức khỏe nhanh nhẹn tháo vát cùng đi với đoàn. Để chuẩn bị cho chuyến đi tất cả những thành viên đều phải tự lo tư trang lương thực đủ dùng trong 9 ngày. Ngày đầu tiên vào rừng khi tìm được cánh rừng có nhiều gỗ tốt cả đoàn dừng lại thợ cả cùng 8 người nữa vác rìu chọn một cây to cả 9 người đứng vòng quanh giơ rìu hú 9 tiếng lớn.                             

 

Sau đó  mỗi người chặt 9 nhát vòng quanh cây rồi về nơi tập kết của đoàn nghỉ ngơi. Từ ngày hôm sau cả đoàn bắt đầu khai thác khi có đủ 4 cây cột góc cho ngôi nhà thì về làng. Ngày dựng nhà Rông là ngày hội của làng thường là trong tháng Mười âm lịch. Sau bài cúng tập thể đầu tiên của 8 già làng bên cái lễ có gà và 12 ché rượu cần tiếng của dàn chiêng 12 chiếc bắt đầu nổi lên tốp múa gồm 12 cô gái mặc trang phục dân tộc nhập vào cùng đội chiêng để "xoang" quanh mâm cúng khi bài cúng thứ năm bài cuối cùng kết thúc.                                                                                                              

Nhà Rông thường dài khoảng 10m rộng hơn 4m cao 15 - 16m nhưng có những ngôi chỉ cao 7-8m... Tính đa dạng trong kiến trúc của mỗi dân tộc ở Tây Nguyên còn là ở kết cấu của ngôi nhà. Nhà Rông của người Tây Nguyên  không dùng đến sắt thép. Các chỗ nối chắp đều được chặt đẽo cẩn thận rồi dùng mây lạt tre để buộc.Từng mối buộc của các dân tộc cũng khác nhau. Cầu thang lên Nhà Rông các dân tộc thường đẽo 7 đến 9 bậc. Trên đầu cầu thang của mỗi dân tộc khác nhau. Người Ba Na là hình ngọn cây rau dớn người Ja Rai là hình quả bầu đựng nước người Xê Đăng Jẻ Triêng là hình núm chiêng hay mũi thuyền  có Nhà Rông  trên nút đầu của cầu thang lại tạo dáng hình ngực thiếu nữ... Kể từ ngày Nhà Rông được khánh thành con trai làng chưa vợ đều phải đến đây ngủ để bảo vệ. Bởi vậy kiến trúc dân gian của nhà Rông hết sức độc đáo và mỗi dân tộc mang một kiểu cách khác nhau. Tất cả được xây dựng bằng đôi tay tài hoa bằng cả trí tuệ và sức lực của cộng đồng. Nhà Rông gắn chặt với tâm lý tình cảm và sinh hoạt xã hội tôn giáo của đồng bào Tây Nguyên. Xa nhà Rông thì nhớ đến với nhà Rông thì vui. Nhà Rông là trái tim của buôn làng đời đời không thể nào xoá nhoà trong tâm trí người Tây Nguyên.

 

Hai loại nhà Rông xuất hiện ở Tây Nguyên gồm nhà Rông trống (đực) và nhà Rông mái (cái). Nhà Rông trống tiếng Jrai gọi là Rông tơ nao có mái to cao chót vót. Có nhà cao đến 30m. Nhà Rông trống được trang trí rất công phu. Nhà Rông mái được gọi là Rông Ana nhỏ hơn có mái thấp. Hình thức bên ngoài và bên trong đơn giản hơn.Trên những vì kèo được trang trí những hoa văn có màu sắc rực rỡ mang tính tôn giáo thờ phụng những sự tích huyền thoại của dũng sĩ thuở xưa những thú vật được cách điệu những vật những cảnh sinh hoạt gần gũi với cuộc sống buôn làng. Nổi bật trong trang trí nhà rông là hình ảnh thần mặt trời chói sáng. Nhà rông càng to đẹp thì càng chứng tỏ buôn làng giàu có mạnh mẽ.                                                                              

 

Nhà Rông là một trong những di sản văn hoá rất tiêu biểu gắn với lịch sử cư trú lâu đời của các dân tộc Tây Nguyên với kĩ thuật đơn giản kiến trúc khá đa dạng tạo nên vẻ đẹp đặc sắc trước hết ở kiểu dáng nó không chỉ  hấp dẫn bởi kiểu dáng đẹp cùng các hình thức trang trí đặc sắc mà còn đặc biệt ở tập quán sử dụng; nó hàm chứa những giá trị tinh thần và ý nghĩa tâm linh đặc biệt vừa thiêng liêng cao quý vừa đậm đà sâu lắng trong mỗi thành viên cũng như toàn thể cộng đồng.                                      

                                                                                   

Nhà Rông là một thiết chế văn hóa tiêu biểu độc đáo có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tinh thần trong đời sống xã hội và trong tín ngưỡng tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nó là một di sản quí cho hôm nay và mai sau. Giữ được nhà Rông giữ được "trái tim" của làng nơi cất giữ những huyền thoại trong sử thi cổ cũng là nơi nhen nhóm lửa sáng tạo những "huyền thoại mới" đồng bào các dân tộc Tây Nguyên sẽ giữ được cho mình một đời sống tinh thần phong phú và đa dạng bắt rễ sâu vào truyền thống nhưng cũng vươn tới những giá trị mới phù hợp với xu thế phát triển đi lên của xã hội.

Nguồn: Cinet

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT