Hoạt động của ngành

Cuộc thi thiết kế biểu trưng và biểu ngữ du lịch Bình Dương: Hiểu để yêu thêm quê hương Bình Dương

Cập nhật: 16/11/2020 08:02:40
Số lần đọc: 1429
Cuộc thi thiết kế biểu trưng (logo) và biểu ngữ (slogan) du lịch Bình Dương năm 2020 do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tổ chức nhằm tạo dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch Bình Dương vừa khép lại với lễ tổng kết trao giải. Thông qua việc tìm hiểu và thể hiện các yếu tố đặc trưng về văn hóa, lịch sử của vùng đất, con người Bình Dương trên các tác phẩm dự thi, cuộc thi đã góp phần quảng bá, đưa hình ảnh du lịch Bình Dương đến gần hơn với nhiều người trên cả nước...

Lãnh đạo Sở VH-TT&DL trao giải nhất cuộc thi cho tác giả Đào Anh Tài

 Nhằm tìm kiếm, lựa chọn biểu trưng và biểu ngữ du lịch Bình Dương phù hợp với tiềm năng phát triển du lịch trong giai đoạn mới, Sở VH-TT&DL đã tổ chức cuộc thi trên. Yêu cầu mà Ban tổ chức đặt ra ngay từ ban đầu đối với biểu trưng du lịch Bình Dương là phải bảo đảm tính khái quát cao, tính thẩm mỹ và tính đặc thù của ngành du lịch Bình Dương để dễ sử dụng trong các hoạt động thông tin tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch địa phương, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Việc tạo dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch Bình Dương nhằm đưa hình ảnh du lịch Bình Dương xuất hiện ấn tượng trên hệ thống các ấn phẩm và trên các phương tiện truyền thông đại chúng, hấp dẫn du khách đến với du lịch Bình Dương.

Từ tháng 3-2020, Sở VH-TT&DL đã phát động cuộc thi rộng rãi đến các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh có khả năng sáng tác, thiết kế. Ông Nguyễn Đức Minh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh, Phó trưởng Ban tổ chức cuộc thi, cho biết với công tác truyền thông hiệu quả của các cơ quan truyền thông, cùng sự hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá thông tin về cuộc thi của các cơ quan, đơn vị như Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn, Bảo tàng tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị, thành phố, các trường học và các Trung tâm Xúc tiến du lịch trong cả nước, cuộc thi đã nhận được sự quan tâm theo dõi, tham gia nhiệt tình, có trách nhiệm của các tác giả, nhóm tác giả trong và ngoài tỉnh. Kết thúc ngày nhận tác phẩm dự thi (15-9), Ban tổ chức đã nhận được 234 tác phẩm của hơn 70 tác giả, nhóm tác giả trong và ngoài tỉnh gửi về dự thi. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn từng chấm thi ở những cuộc thi tương tự tại các tỉnh, thành khác, kết quả tiếp nhận trên cho thấy cuộc thi này đã thu hút rất đông tác giả tham gia và số lượng tác phẩm dự thi cũng phong phú, đa dạng hơn về ý tưởng sáng tạo. “Hầu hết tác phẩm dự thi đều đạt chất lượng, bảo đảm đúng thể lệ. Đặc biệt, cuộc thi đã thu hút rất nhiều tác giả đến từ Thủ đô Hà Nội, Quảng Nam, TP.Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh... tham gia. Điều này cho thấy hiệu quả của công tác tuyên truyền, quảng bá và sức lan tỏa của cuộc thi đã đến với nhiều người quan tâm ngoài tỉnh Bình Dương...”, ông Minh nói.

Tác phẩm đạt giải nhất trong cuộc thi

Qua kết quả đánh giá chất lượng và chấm điểm các tác phẩm dự thi cho thấy, các tác phẩm có tính thẩm mỹ, khá đa dạng, phong phú về ý tưởng sáng tạo và thể hiện được những điểm nổi bật, tiêu biểu và đặc thù của ngành du lịch Bình Dương, đáp ứng được mục đích và yêu cầu của cuộc thi đề ra. Mỗi tác phẩm dự thi đã thể hiện tâm huyết của tác giả thông qua việc tìm hiểu và thể hiện các đặc trưng về văn hóa, lịch sử của vùng đất và con người Bình Dương trên tác phẩm sáng tạo của mình. Có nhiều tác phẩm được đầu tư công phu, có tính thẩm mỹ cao và đạt chất lượng, xứng đáng với các giải thưởng cuộc thi. Các tác phẩm gửi về dự thi đều được mã hóa bằng số thứ tự nên trong quá trình chấm thi các thành viên Ban giám khảo hoàn toàn không biết tác phẩm của tác giả nào nên bảo đảm được tính công minh, khách quan.

Cuc thi đã khép li vi 11 tác phm xut sđưc la chđ trao gii; trong đó có 1 gii nht, 2 gii nhì, 3 gii ba và 5 gii khuyến khích. Thi gian ti, ngành du lch tnh s có nhng hođng đưa logo - đi din cho hình nh du lch Bình Dương đến vi mi ngưi qua nhiu kênh thông tin khác nhau đ hp dn, thu hút khách du lch đến vi Bình Dương ngày càng nhiu hơn.
Đánh giá về kết quả cuộc thi, ông Lê Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Việt Nam, đại diện Ban giám khảo cuộc thi, cho biết thành công lớn của cuộc thi là đã thu hút được nhiều tác giả, nhóm tác giả đến từ các tỉnh, thành trong cả nước tham gia. Trải qua các vòng chấm thi (sơ khảo 1, sơ khảo 2 và chung khảo), Ban giám khảo đã làm việc công tâm và trách nhiệm cao. 11 tác phẩm vào vòng chung khảo, được chọn trao giải đều tỏ ra vượt trội so với các tác phẩm ở vòng ngoài. Và đặc biệt, mỗi tác giả tham dự đều đã tìm hiểu khá sâu sắc về lịch sử, văn hóa, địa danh, con người và quê hương Bình Dương để chọn ra những hình tượng mang tính khái quát, hàm súc cao. Đặc biệt tác phẩm logo đạt giải nhất của tác giả Đào Anh Tài đến từ TP.Đà Nẵng đã vượt trội và nhận được sự đánh giá cao của cả 5 thành viên trong Ban giám khảo.

Theo ông Thanh, tác phẩm đạt giải nhất cuộc thi lần này đã đạt được 5 tiêu chí cơ bản, đó là: Thiết kế logo độc đáo, tác giả trình bày từ ý tưởng lên bản vẽ đều thực hiện bằng tay và không thông qua các phần mềm thiết kế; logo đã chuyển tải được thông điệp và hình ảnh mang tính độc đáo của địa phương đó là cánh hoa dầu. Chọn được một biểu tượng và khái quát lên thành bông hoa là một ý tưởng mang tính chất và truyền thống vừa hiện đại, vừa cổ điển, vừa cách tân; thiết kế logo đơn giản và dễ nhớ. Một cánh hoa dầu được nhân lên làm 6 cánh với 6 màu sắc khác nhau để biểu tượng cho 6 đặc điểm về mặt nội dung: Đỏ là cội nguồn của máu, là dòng máu của ông cha; màu nâu của dân tộc, quê cha, là phù sa, bờ cõi tổ tiên; màu vàng là trù phú ấm no; màu xanh lá là môi trường thiên nhiên; màu xanh dương là bầu trời rộng mở và biển rộng sông dài... “Tôi cho rằng, tác phẩm logo đạt giải nhất lần này đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu của cuộc thi và gần tiệm cận với sức mạnh ngôn ngữ của các logo trên thế giới, xứng đáng với điều mong chờ của Ban tổ chức và Ban giám khảo... ”, ông Thanh nói.

 CẨM LÝ

Nguồn: Báo Bình Dương

Cùng chuyên mục