Hoạt động của ngành

Du Lịch Đà Nẵng: Ưu tiên khôi phục thị trường khách nội địa trong 6 tháng cuối năm 2020

Cập nhật: 20/05/2020 10:03:47
Số lần đọc: 1025
Mới đây, Sở D Lịch Đà Nẵng đã buổi làm việc với cơ quan truyền thông, Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du Lịch Đà Nẵng đã trả lời một số vấn đề mà báo giới quan tâm và giới thiệu hoạt động của ngành trong thời gian tới.

*“Giải pháp khôi phục du lịch sau dịch COVID -19” mà Ngành Du lịch Đà Nẵng đã và đang hướng đến là gì ?

Bà Trương Thị Hồng Hạnh cho biết: Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) đã nhận định, thị trường khách du lịch vẫn luôn tồn tại, nhu cầu chi tiêu sẽ không biến mất, các sản phẩm, dịch vụ và mô hình sẽ được điều chỉnh phù hợp với xu hướng trong giai đoạn dịch bệnh, do đó, cần định hướng các sản phẩm phù hợp để tái khôi phục hiệu quả thị trường khách nội địa và quốc tế. Trước mắt tập trung triển khai một số giải pháp, như sau:

1. Truyền thông và xúc tiến quảng bá du lịch:

- Triển khai Kế hoạch truyền thông điểm đến Đà Nẵng năm 2020, trong đó tập trung truyền thông Đà Nẵng an toàn và danh hiện Đà Nẵng điểm đến toàn cầu năm 2020; xây dựng các bài viết, phóng sự tuyên truyền về hình ảnh điểm đến Đà Nẵng an toàn, thân thiện trên các phương tiện truyền thông báo, đài; xây dựng chiến dịch quảng bá khôi phục hoạt động du lịch Đà Nẵng với các thông điệp hấp dẫn, thu hút.

- Triển khai Kế hoạch khai thác phát triển thị trường nội địa năm 2020 (điều chỉnh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19), trong đó tập trung vào các thị trường gần Đà Nẵng như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tây Nguyên và Tây Bắc… với các hoạt động xúc tiến như: Hội chợ, triển lãm, tổ chức roashow, famtrip...

- Triển khai Kế hoạch khai thác và đa dạng hóa thị trường quốc tế năm 2020 (điều chỉnh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19), trong đó tập trung khôi phục các thị trường trọng điểm có đường bay đến Đà Nẵng: Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kong, Nhật Bản); Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Singapore, Campuchia, Lào…), đẩy mạnh xúc tiến tại các thị trường tiềm năng, dự kiến khai thác các đường bay đến Đà Nẵng: Ấn Độ, Nga, Úc, Tây Âu, Bắc Âu, Mỹ và Trung Đông... sau khi dịch bệnh được kiểm soát và Chính phủ cho phép hoạt động các đường bay quốc tế trực tiếp.

- Triển khai hiệu quả Quỹ xúc tiến phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng nhằm góp phần đẩy mạnh sự phát triển du lịch Đà Nẵng

  2. Đảm bảo an toàn điểm đến Đà Nẵng

  - Phổ biến và hướng dẫn doanh nghiệp du lịch triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Du lịch; Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng

          - Xây dựng và triển khai Bộ tiêu chí an toàn trong phục vụ du lịch đối với dịch vụ lữ hành, khách sạn, khu điểm du lịch và vận chuyển du lịch, trong đó sẽ triển khai đồng bộ công tác vệ sinh môi trường, các bảo hộ, khử trùng, khử khuẩn và trang bị nước rửa tay, các biện pháp phòng chống dịch tại tất cả các cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch trên địa bàn.

  - Phát động phong trào Đà Nẵng Điểm đến an toàn để đảm bảo an toàn cho du khách và nhân viên các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, các đơn vị vận chuyển khách du lịch, các khu điểm du lịch và các bãi biển du lịch trên địa bàn thành phố để du khách cảm thấy an tâm và thoải mái hơn.

  3. Xúc tiến đường và duy trì đường bay

  - Tổ chức họp với một số hãng hàng không và doanh nghiệp lữ hành để dự báo về khả năng tái khôi phục đường bay thường kỳ và thuê chuyến, kế hoạch khai thác các nguồn khách đến Đà Nẵng, kế hoạch xúc tiến các đường bay quốc tế mới từ các thị trường tiềm năng. Hỗ trợ duy trì các đường bay quốc tế đang khai thác, đặc biệt là đường bay Doha kết nối với thị trường Tây Âu (Pháp, Đức), Bắc Mỹ và thúc đẩy mở đường bay Úc – Đà Nẵng.

  - Hỗ trợ quảng bá và tổ chức đón chuyến bay đầu tiên từ Nga, Ấn Độ và Viêng Chăn đến Đà Nẵng.

  - Phối hợp các doanh nghiệp du lịch, các hãng hàng không và đề xuất giải pháp hỗ trợ duy trì ổn định đường bay, nâng cao hiệu suất khai thác.

  4. Nghiên cứu khảo sát và đánh giá thị trường khách

  - Đề nghị đại diện du lịch Đà Nẵng tại Hàn Quốc, Trung Quốc đánh giá khả năng phục hồi thị trường, dự báo xu hướng, tâm lý khách và mức độ tăng trưởng để đề xuất giải pháp xúc tiến quảng bá, thu hút khách.

  - Chỉ đạo các doanh nghiệp lữ hành đánh giá về xu hướng thị trường khách, kế hoạch khai thác các đường bay quốc tế mới từ các thị trường tiềm năng đến Đà Nẵng.

- Dự báo, đánh giá khả năng khôi phục du lịch tại các quốc gia tại Châu Âu mà du lịch Đà Nẵng hướng đến (đặc biệt là Anh, Pháp, Đức….). Nghiên cứu đánh giá tâm lý người dân Châu Âu về khả năng đi du lịch sau khi hết dịch và điểm đến được khách ưu tiên chọn lựa.

  5. Bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực

          - Triển khai kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phục vụ khách. Nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ khách du lịch thông qua việc xây dựng và triển khai 09 bộ tiêu chí chuẩn chuyên nghiệp trong các lĩnh vực lữ hành, cơ sở lưu trú, , vận chuyển du lịch và tàu thuyền du lịch, hướng dẫn viên du lịch, cơ sở ăn uống, cơ sở chăm sóc sức khỏe các bãi tắm du lịch.

- Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ lễ tân, buồng phòng, quản lý khách sạn theo tiêu chuẩn VTOS, đào tạo tiếng Nhật, Nga giao tiếp cơ bản, tập huấn phục vụ thị trường khách Nga và Ấn Độ/Hồi Giáo,…

  6. Hỗ trợ doanh nghiệp, xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

   - Theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận một số chính sách đã và đang được Chính phủ và thành phố triển khai về điều chỉnh giảm giá nước sạch sinh hoạt và giá các dịch vụ thiết yếu; giảm giá điện, giảm tiền điện cho các cơ sở lưu trú du lịch và các khách sạn được dùng để cách ly phòng chống dịch;  hỗ trợ về thuế;  hỗ trợ tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ người lao động du lịch bị ảnh hưởng …

  - Phối hợp Hiệp hội Du lịch triển khai Chương trình kích cầu du lịch “Đà Nẵng Tri ân-Da Nang Thank you” với nhóm dịch vụ kích cầu: Các chương trình tour; Dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua sắm, chăm sóc sức khỏe, vận chuyển hàng không, vận chuyển mặt đất, tàu thuyền du lịch, các khu điểm du lịch.

  - Triển khai Kế hoạch thí điểm tổ chức Phố đêm 24/7 tại quận Ngũ Hành Sơn sau khi được UBND thành phố ban hành; một số hạng mục tại Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại bãi biển Thọ Quang - Mân Thái; Đề án phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô (một số điểm check-in, trưng bày thuyền thúng, chỉnh trang cảnh quan, vệ sinh môi trường…);

  - Tổ chức chương trình Tuyệt vời Đà Nẵng 2020 (trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát sẽ tổ chức)

7. Công tác liên kết phát triển du lịch

  - Triển khai các hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa thành phố Đà Nẵng với tỉnh Quảng Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Nội, TP.HCM trong phát triển du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch mới, có các gói kích cầu sản phẩm giảm giá, tăng chất lượng dịch vụ để kích cầu du lịch, tăng cường thu hút, hấp dẫn du khách từ các thị trường khách quốc tế và nội địa.

  - Tham mưu UBND thành phố triển khai hiệu quả ghi nhớ hợp tác với Vietnam Airlines; hợp tác ghi nhớ phát triển du lịch với Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam – Vietravel.

  - Triển khai ký kết hợp tác quảng bá điểm đến Đà Nẵng với VTV8

8. Triển khai các đề án lớn liên quan đến lĩnh vực du lịch

  - Xây dựng và triển các Đề án: Cơ cấu lại ngành du lịch thành phố Đà Nẵng; Đề án Phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 – 2025; Đề án Định hướng phát triển du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đề án phát triển du lịch MICE Đà Nẵng năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án tổng thể phát triển sản phẩm du lịch tại bán đảo Sơn Trà.

  - Kế hoạch triển khai Chương trình số 38-CTr/TU ngày 31/01/2020 của Thành ủy về thực hiện chuyên đề tập trung phát triển du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến du lịch, trung tâm dịch vụ hàng đầu, tầm khu vực, thành phố sự kiện, trung tâm hội nghị quốc tế

   - Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển du lịch, dịch vụ du lịch gắn với phát triển kinh tế đêm; Kế hoạch phát triển kinh tế đêm trong lĩnh vực du lịch tại Đà Nẵng.

   - Triển khai Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại bãi biển Thọ Quang – Mân Thái, Đề án phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô; Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Hòa Vang giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển du lịch tại Khu di tích cách mạng K20...

 

*Với nguồn lực đã được chuẩn bị. Ngành Du lịch Đà Nẵng sẽ đưa ra sản phẩm mới, nâng cấp chất lượng để sẵn sàng tham gia chương trình “Kích cầu du lịch nội địa toàn quốc” do Hiệp hội Du lịch Việt Nam phát động từ giữa tháng 5/2020, lấy lại đà tăng trưởng cho du lịch?

Bà Trương Thị Hồng Hạnh nêu rõ: Đối với nội dung này, hiện nay Sở Du lịch đang xây dựng và hoàn thiện Chương trình kích cầu du lịch. Vì vậy, xin phép Sở Du lịch sẽ trao đổi và cung cấp cho Quý báo sau khi Chương trình hoàn thiện dự kiến cuối tháng 5/2020.

 

*Song song, ngành Du lịch Đà Nẵng sẽ làm gì để đồng thời thực hiện đúng các tiêu chí an toàn trong du lịch để đảm bảo việc phòng, chống dịch bệnh.?

Bà Trương Thị Hồng Hạnh:  Như đã trao đổi ở trên, đây là một trong những giải pháp khôi phục du lịch sau Covid -19, cụ thể:

  - Phổ biến và hướng dẫn doanh nghiệp du lịch triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Du lịch; Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng

  - Xây dựng và triển khai Bộ tiêu chí an toàn trong phục vụ du lịch đối với dịch vụ lữ hành, khách sạn, khu điểm du lịch và vận chuyển du lịch, trong đó sẽ triển khai đồng bộ công tác vệ sinh môi trường, các bảo hộ, khử trùng, khử khuẩn và trang bị nước rửa tay, các biện pháp phòng chống dịch tại tất cả các cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch trên địa bàn

  - Phát động phong trào Đà Nẵng Điểm đến an toàn để đảm bảo an toàn cho du khách và nhân viên các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, các đơn vị vận chuyển khách du lịch, các khu điểm du lịch và các bãi biển du lịch trên địa bàn thành phố để du khách cảm thấy an tâm và thoải mái hơn. Thời gian thực hiện: tháng 5/2020

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ khách du lịch thông qua việc xây dựng và triển khai 09 bộ tiêu chí chuẩn chuyên nghiệp: Trong phục vụ khách du lịch tại khu, điểm du lịch; Trong phục vụ khách du lịch sử dụng sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe; Trong phục vụ khách du lịch tại các cơ sở ăn uống; Trong phục vụ khách du lịch tại các cơ sở mua sắm; Trong phục vụ khách du lịch tại các cơ sở spa và chăm sóc sức khỏe; Trong phục vụ khách du lịch đối với xe vận chuyển và tàu thuyền du lịch; Trong phục vụ khách du lịch đối với đơn vị lữ hành; Trong phục vụ khách du lịch đối với hướng dẫn viên du; Trong phục vụ khách du lịch tại các bãi tắm biển du lịch.

                                                                          Xuân Nguyên - Lương Hân - Quang Hà - Tiến Nên

Cùng chuyên mục