Nét độc đáo của trang phục phụ nữ dân tộc Mông đen ở Tuyên Quang
Ở tỉnh Tuyên Quang dân tộc Mông đen (một nhóm ngành của dân tộc Mông) sinh sống rải rác tại các huyện vùng cao Lâm Bình, Nà Hang và Chiêm Hóa. Ngày nay các giá trị văn hóa (phong tục đón tết, lễ cưới xin, trò chơi truyền thống...) của người Mông đen vẫn được gìn giữ.
Hiện nay đa số phụ nữ Mông đen vẫn còn mặc váy truyền thống và họ luôn có ý thức truyền, dạy cho con cháu những “bí quyết” để làm ra bộ trang phục ấy, mà nguyên liệu chính là cây lanh. Chị Giàng Thị Sểnh, 34 tuổi, dân tộc Mông đen thôn Nà Xé, xã Bình An (Lâm Bình) chia sẻ: “Tôi đã được mẹ truyền dạy cho cách trồng lanh, tước sợi, dệt vải tấm, cách nhuộm… đến hoàn thiện xong bộ váy áo truyền thống khi năm tôi lên 12 tuổi. Người con gái dân tộc Mông đen phải tự may bộ váy áo mới, để mặc trong ngày cưới của mình. Có khi cả năm trời mới may xong một bộ trang phục như vậy, vì mỗi công đoạn đều cần sự kiên trì, khéo léo, tỷ mỷ… Trong mỗi dịp vui tết, du xuân những cô gái có bộ trang phục đẹp thường được chàng trai để ý đến và mong muốn được kết bạn…”.
Cây lanh được người Mông đen trồng cùng với vụ ngô, lúa. Sau khoảng 3 đến 4 tháng kể từ khi gieo hạt, cây lanh sẽ cho thu hoạch. Cây lanh thu hoạch về, được róc lấy vỏ, rồi đem tước thành từng sợi nhỏ, mang vào cối giã, tiếp tục mang luộc qua nước sôi rồi lại vớt ra, làm như vậy khoảng 5 đến 7 lần. Những sợi lanh khi tước nhỏ rất mềm mại, chắc chắn và có màu trắng. Công đoạn nối sợi lanh rồi cho vào khung dệt ra vải, rồi đem ngâm vào nước cây chàm (nhuộm bằng cây chàm). Trang phục của phụ nữ Mông đen gồm: Áo xẻ ngực, váy, tấm vải che phía trước váy, thắt lưng và xà cạp, vòng bạc (phụ kiện đi kèm).
Áo của người phụ nữ có cổ phía trước hình chữ V, được may thêm viền màu xanh, đỏ, vàng rất hài hòa. Hai ống tay áo thường thêu những hoa văn đường vằn ngang đủ các màu từ nách đến cổ tay, tạo sự cân đối với phần hoa văn ở phía trước cổ áo. Váy của phụ nữ Mông đen chủ đạo màu đen, có nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra hoặc đem phơi trên nền đá trông mềm mại giống như hình một cánh hoa. Cạp váy được khâu xếp lại cho vừa vòng bụng và có hai dây để buộc thắt lại; áo, cánh tay áo được may ghép bằng nhiều mảnh vải viền màu đỏ, xanh, trắng, xanh lam xen cùng những nét hoa văn hình sao, bông hoa, lục giác, hình thoi…
Em Giàng Thị Gái, 17 tuổi, thôn Nà Xé tự hào: “Em được mẹ chỉ dạy cho cách trồng lanh, dệt vải, thêu hoa… và đã tự mình may được bộ trang phục của dân tộc mình rồi. Nhà em sắm được máy may nên giúp cho công việc may viền áo, ống tay áo… không vất vả như trước kia nữa. Đã có nhiều người đến xóm tìm hỏi mua trang phục truyền thống của dân tộc Mông, họ nói là mua về để mặc đi diễn văn nghệ ở huyện hay tỉnh gì đó. Nhưng các bác, các chị… chẳng ai muốn bán cả. Thường ngày đi làm chúng em (các thiếu nữ dân tộc Mông đen - PV) ít khi mặc trang phục truyền thống vì mặc quần, áo như người Kinh gọn nhẹ, thoải mái hơn… Vào những dịp tết, lễ hội, đi chợ phiên chúng em vẫn mặc trang phục truyền thống để tự tin hơn khi giao lưu, kết bạn với các bạn trai…”.
Bằng đôi bàn tay khéo léo, tính cần cù, kiên trì, trí tưởng tượng phong phú, phụ nữ dân tộc Mông đen đã tạo ra những bộ trang phục truyền thống tôn lên vẻ đẹp mặn nồng của các thiếu nữ vùng sơn cước, làm say đắm lòng người; góp phần tô điểm cho bức tranh vườn hoa thổ cẩm muôn sắc màu trong cộng đồng 22 dân tộc anh em ở tỉnh ta.
Cây lanh được người Mông đen trồng cùng với vụ ngô, lúa. Sau khoảng 3 đến 4 tháng kể từ khi gieo hạt, cây lanh sẽ cho thu hoạch. Cây lanh thu hoạch về, được róc lấy vỏ, rồi đem tước thành từng sợi nhỏ, mang vào cối giã, tiếp tục mang luộc qua nước sôi rồi lại vớt ra, làm như vậy khoảng 5 đến 7 lần. Những sợi lanh khi tước nhỏ rất mềm mại, chắc chắn và có màu trắng. Công đoạn nối sợi lanh rồi cho vào khung dệt ra vải, rồi đem ngâm vào nước cây chàm (nhuộm bằng cây chàm). Trang phục của phụ nữ Mông đen gồm: Áo xẻ ngực, váy, tấm vải che phía trước váy, thắt lưng và xà cạp, vòng bạc (phụ kiện đi kèm).
Áo của người phụ nữ có cổ phía trước hình chữ V, được may thêm viền màu xanh, đỏ, vàng rất hài hòa. Hai ống tay áo thường thêu những hoa văn đường vằn ngang đủ các màu từ nách đến cổ tay, tạo sự cân đối với phần hoa văn ở phía trước cổ áo. Váy của phụ nữ Mông đen chủ đạo màu đen, có nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra hoặc đem phơi trên nền đá trông mềm mại giống như hình một cánh hoa. Cạp váy được khâu xếp lại cho vừa vòng bụng và có hai dây để buộc thắt lại; áo, cánh tay áo được may ghép bằng nhiều mảnh vải viền màu đỏ, xanh, trắng, xanh lam xen cùng những nét hoa văn hình sao, bông hoa, lục giác, hình thoi…
Em Giàng Thị Gái, 17 tuổi, thôn Nà Xé tự hào: “Em được mẹ chỉ dạy cho cách trồng lanh, dệt vải, thêu hoa… và đã tự mình may được bộ trang phục của dân tộc mình rồi. Nhà em sắm được máy may nên giúp cho công việc may viền áo, ống tay áo… không vất vả như trước kia nữa. Đã có nhiều người đến xóm tìm hỏi mua trang phục truyền thống của dân tộc Mông, họ nói là mua về để mặc đi diễn văn nghệ ở huyện hay tỉnh gì đó. Nhưng các bác, các chị… chẳng ai muốn bán cả. Thường ngày đi làm chúng em (các thiếu nữ dân tộc Mông đen - PV) ít khi mặc trang phục truyền thống vì mặc quần, áo như người Kinh gọn nhẹ, thoải mái hơn… Vào những dịp tết, lễ hội, đi chợ phiên chúng em vẫn mặc trang phục truyền thống để tự tin hơn khi giao lưu, kết bạn với các bạn trai…”.
Bằng đôi bàn tay khéo léo, tính cần cù, kiên trì, trí tưởng tượng phong phú, phụ nữ dân tộc Mông đen đã tạo ra những bộ trang phục truyền thống tôn lên vẻ đẹp mặn nồng của các thiếu nữ vùng sơn cước, làm say đắm lòng người; góp phần tô điểm cho bức tranh vườn hoa thổ cẩm muôn sắc màu trong cộng đồng 22 dân tộc anh em ở tỉnh ta.
Nguồn: Báo Tuyên Quang